Giáo Dục

Khi ném lựu đạn xong, người ném phải làm gì?

Trắc nghiệm: Khi ném lựu đạn xong, người ném phải làm gì?

A. Quan sát ngay tình hình địch xung quanh

B. Nằm úp xuống để tránh mảnh lựu đạn

C. Di chuyển ngay vị trí để bảo đảm an toàn

D. Quan sát kết quả ném và tình hình địch để xử lí kịp thời

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Quan sát kết quả ném và tình hình địch để xử lí kịp thời

Tìm hiểu thêm về lựu đạn cùng THPT Đông Thụy Anh nhé!

1. Tại sao gọi là “Lựu đạn”?

– Lựu đạn là một hình thức của thuốc nổ được người Trung Quốc phát minh vào khoảng năm 1.000 sau Công Nguyên. Đến thế kỷ thứ 15, 16 thì người châu Âu cũng phát triển được các phiên bản tương tự như “lựu đạn” của người Trung Quốc.

– Những loại lựu đạn này có chung một thiết kế đó là vỏ bằng kim loại, phần ruột rỗng và bên trong chứa thuốc súng. Để kích nổ nó, người ta chỉ cần châm ngòi sau đó ném lựu đạn đi, dây ngòi sau khi cháy hết, ngọn lửa sẽ bén vào trong thuốc súng và làm cho nó phát nổ. Do đó mà ngày xưa, người ta phải ném nó thật nhanh trước khi nó phát nổ, nếu không thì chính họ sẽ phải nổ tung cùng với thứ vũ khí chết người này. Vì vậy mà sang thế kỷ thứ 18, người ta không còn chuộng loại vũ khí này nữa do nó quá nguy hiểm. Tuy nhiên, từ đó về sau con người đã thực hiện rất nhiều cuộc “tiểu phẫu” khác nhau nhằm cải tiến lựu đạn cho nó an toàn hơn, thông minh hơn và cũng hoạt động hiệu quả hơn.

– Từ “Lựu đạn” xuất phát từ từ “Pomegranate” trong tiếng Pháp, nghĩa là trái lựu. Hồi thế kỷ thứ 16, lính Pháp và một số lính châu Âu khác sử dụng những trái  bom  nhỏ, tròn tròn như quả lựu, bên trong nhét đầy thuốc súng giống như các hạt lựu trong quả lựu nên người ta mới gọi nó là “Lựu đạn”.

Khi ném lựu đạn xong, người ném phải làm gì?
Một quả lựu đạn cầm tay

2. Cấu tạo của Lựu đạn

– Lựu đạn gồm có hai phần chính: vật liệu dễ cháy (thuốc súng, chất nổ) và hệ thống đánh lửa (kíp nổ). Vật liệu dễ cháy có chức năng tạo ra vụ nổ còn hệ thống đánh lửa có chức năng kích cho vật liệu đó nổ. Ngoài thuốc súng ra, người ta có thể thay vào đó những loại vật liệu khác ví dụ như vật liệu tạo lửa (lựu đạn cháy, gây hiệu ứng cháy lan), tạo khói (lựu đạn khói, hơi cay) hoặc lựu đạn gây lóa mắt (Flashbang), khí độc…

– Tương tự như vậy, kíp nổ cũng rất đa dạng, nhưng tựu chung lại thì ta có thể gom thành 2 loại chính đó là kíp nổ hẹn giờ và kíp nổ va đập/tiếp xúc. Cả hai đều có chung một mục đích là kích nổ lựu đạn nhưng cách hoạt động thì khác nhau.

Khi ném lựu đạn xong, người ném phải làm gì? (ảnh 2)

3. Bài tập vận dụng

Câu 1: Muốn nén lựu đạn trúng đích, an toàn cần phải chú ý gì?

Trả lời:

* Sử dụng giữ gìn lựu đạn thật.

* Sử dụng lựu đạn.

– Chỉ những người nắm vững tính năng chiến đấu, cấu tạo của lựu đạn, thành thạo động tác sử dụng mới được sử dụng lựu đạn, chỉ sử dụng lựu đạn khi đã được kiểm tra chất lượng.

– Chỉ sử dụng lựu đạn khi có hiệu lệnh của người chỉ huy. Tuỳ vào địa hình địa vật và tình hình địch để lựa chọn tư thế ném lựu đạn.

– Khi ném lựu đạn xong, phải quan sát kết quả ném và tình hình địch để có biện pháp xử lí kịp thời.

* Giữ gìn lựu đạn.

– Lưu đạn phải để nơi khô ráo, thoáng gió, không để lẫn với các loại đạn, thuốc nổ, hay chất dễ cháy.

– Không để rơi và va chạm mạnh.

– Khi mang, đeo lựu đạn: không được móc mỏ vịt vào thắt lưng, không rút chốt an toàn.

* Quy định sử dụng lựu đạn.

– Cấm sử dụng lựu đạn thật để huấn luyện, luyện tập.

– Không dùng lựu đạn tập có nổ hay không nổ để đùa nghịch.

– Khi tập không được ném lựu đạn vào nhau.

Câu 2: Tại sao phải khởi động trước khi ném lựu đạn

Trả lời:

Để đảm bảo an toàn, thông thường trước khi tập luyện, nên có vài động tác khởi động, mục đích chính của việc khởi động là để nhịp tim tăng dần. Nó có hai tác dụng: một là, có thể nâng cao dần nhiệt độ các bộ phận chính trên cơ thể; hai là, có thể khiến máu chảy nhiều hơn đến các cơ bắp, từ đó giúp cơ thể thích ứng với vận động, sẵn sàng tập các động tác mạnh hơn.

Câu 3: Nêu nhiệm vụ của người phục vụ khi luyện tập, kiểm tra ném lựu đạn

Trả lời:

– Người phục vụ có nhiệm vụ quan sát điểm rơi, điểm lăn cuối cùng của lựu đạn, báo kết quả ném và nhặt lựu đạn về vị trí.

– Kết quả ném phải căn cứ vào điểm rơi của lựu đạn để báo cho chính xác.

Tác giả: Trường THPT Đông Thụy Anh

Chuyên mục: Giáo Dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!