Ví dụ về cố ý phạm tội?
Ví dụ về cố ý phạm tội? Trong pháp luật về tội phạm thì những hành vi phạm tội được phân thành hành vi cố ý hoặc vô ý. Tuỳ thuộc vào tính chất phạm tội mà người vi phạm bị xử phạt theo quy định pháp luật. Nội dung dưới đây hoatieu.vn sẽ tìm hiểu và gửi đến bạn đọc về cố ý phạm tội và ví dụ cụ thể về cố ý phạm tội.
1. Cố ý phạm tội là gì?

Cụ thể theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 quy định tại điều 10 là:
Điều 10. Cố ý phạm tội
Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Vì thế những cá nhân, tổ chức cố ý phạm tội sẽ có hai trường hợp đó là thấy trước được hậu quả hành vi những vẫn thực hiện và thấy được hậu quả hành vi nguy hiểm khác cho xã hội nhưng không ngăn cản mà để mặc cho hậu quả xảy ra.
Như vậy hành vi cố ý phạm tội có thể là hành vi hành động hoặc không hành động của chủ thể khiến cho hậu quả nghiêm trọng xảy ra. Nên những chủ thể thấy được hành vi nguy hiểm mà không ngăn cả hành vi đó xảy ra cũng có thể bị coi là tội cố ý phạm tội và bị xử lý theo quy định pháp luật.
2. Ví dụ về cố ý phạm tội?
Từ khái niệm trên thì chúng ta có thể thấy rằng tối cố ý phạm tội được phân thành hai nhóm đó là chủ thể chủ ý thực hiện hành vi nguy hiểm (cố ý trực tiếp) và chủ thể nhận thức được hành vi không hành động của mình là nguy hiểm nhưng vẫn để mặc nó xảy ra (cố ý gián tiếp).
Ví dụ như:
- Hành vi của anh T chủ ý đánh chị Y khiến chị Y thương tích. Anh T nhận thức được hành vi của mình sẽ khiến chị Y bị thương nhưng vẫn thực hiện. Anh T bị quy vào tội cố ý gây thương tích. Đây là lỗi cố ý trực tiếp.
- Chị H là người đi cùng với anh Q đến nhà chị L để giải quyết vấn đề, khi đến nhà chị L thì anh Q và chị L có cãi vã. Trong lúc nóng giận anh Q đã lấy vậy cứng đánh vào đầu chị L khiến chị tử vong. Chị H đi cùng không ngăn cản và cũng có ý định che giấu cho anh Q. Hành vi của anh Q là phạm tội cố ý trực tiếp, hành vi của chị H là cố ý gián tiếp để mặc hậu quả xảy ra.
Như vậy có thể thấy rõ được trong tội cố ý thì hành vi cố ý trực tiếp là hành vi dễ dàng nhận thấy nhất và có chứng cứ phạm tội. Còn tội cố ý gián tiếp là tội phạm khó có chứng cứ cũng như khả năng chứng minh hành vi phạm tội. Bởi vậy tội cố ý gián tiếp cần có sự chứng minh về mặt tâm lý học tội phạm để đưa ra những minh chứng xác thực cho hành vi phạm tội của tội phạm.
Trên đây là những tìm hiểu của THPT Đông Thụy Anh về vấn đề Ví dụ về cố ý phạm tội? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật liên quan.
Tác giả: Trường THPT Đông Thụy Anh
Chuyên mục: Hỏi đáp Tổng hợp