Giáo Dục

Soạn Sử 10 CD Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

Hướng dẫn Soạn Sử 10 CD Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác, đầy đủ bám theo nội dung SGK Lịch sử 10 Cánh diều mới nhất.

1. Sử học – môn khoa học mang tính liên ngành

Đọc thông tin và quan sát Hình 2.3, hãy giải thích vì sao Sử học là môn khoa học mang tính liên ngành. Lấy ví dụ.

Câu trả lời:

– Sử học là môn khoa học mang tính liên ngành vì:

+ Để phục dựng được hoạt động của con người trong quá khứ, Sử học cần kết hợp các phương pháp nghiên cứu, như phương pháp lịch sử, phương pháp lo-gic, xử lí sử liệu (phân tích, tổng hợp), điền dã,….Sử học cũng khai thác tri thức của nhiều ngành khoa học có liên quan, đặc biệt là khoa học xã hội nhân văn.

+ Mọi sự kiện, hiện tượng lịch sử diễn ra trong quá khứ đều gắn với những điều kiện tự nhiên và bối cảnh chính trị xã hội cụ thể. Nhà sử học không thể miêu tả, phục dựng lại một cách đầy đủ, toàn diện bức tranh về quá khứ nếu chỉ sử dụng những tri thức hoặc các phương pháp lịch sử đơn thuần.

+ Bên cạnh đó, một số đối tượng hoặc chủ đề nghiên cứu đòi hỏi nhà sử học cần có một nền tảng kiến thức về lĩnh vực đó trước khi nghiên cứu chuyên sâu, như lịch sử kinh tế, lịch sử nghệ thuật, lịch sử tôn giáo.

– Ví dụ: Khi nghiên cứu về công cụ đá ghè một mặt và rìu tay Gò Đá (An Khê, Gia Lai), Sử học khai thác tri thức của các ngành khoa học như Văn hóa học, Xã hội học, Khảo cổ học,….

2. Mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn

2.1. Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn

Đọc thông tin và quan sát Hình 3.3, Sơ đồ 3.1, hãy nêu mối liên hệ giữa Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác. Lấy ví dụ và phân tích.

Câu trả lời:

– Mối liên hệ giữa Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác:

+ Trong số các ngành KHXHNV, Sử học là một môn khoa học ra đời sớm, có vị trí, vai trò quan trọng nổi bật. Sự hình thành, phát triển của các ngành KHXHNV luôn có sự kết nối và gắn liền với tri thức lịch sử. Đông thời, sự tồn tại và phát triển của Sử học không thể biệt lập và tách rời với các ngành KHXHNV.

+ Tri thức lịch sử luôn đóng vai trò là một trong những nguồn tri thức nền tảng đối với KHXHNV ở mọi lĩnh vực, đặc biệt trong việc nghiên cứu sự hình thành, biến đổi của các lĩnh vực thuộc đời sống văn hóa và xã hội con người. Sử học cung cấp những tri thức về bối cảnh, nội dung, tác động, ý nghĩa để làm rõ hơn lịch sử hình thành và phát triển của các ngành.

+ Trong số các ngành KHXHNV, Sử học có mối liên hệ đặc biệt gần gũi với Khảo cổ học, Nhân học, Văn học, Địa lí học.

– Lấy ví dụ: Khai quật khảo cổ Hoàng thành Thăng Long, khu vực chính điện Kính Thiên, năm 2021. các nhà khoa hoc tìm thấy một dấu tích kiến trúc rất độc đáo. Đó là một dấu tích kiến trúc tròn đường kính hơn 5m, chung quanh có dấu tích cống ngầm và lớp văn hóa dày đặc gạch, ngói và dấu tích cháy, vỏ nhuyễn thể biển. Cạnh đó, là một chậu đất nung trang trí rất đẹp, có đường kính lên tới 1,2m. Sử học đã hỗ trợ cho ngành Khảo cổ học đánh giá dấu tích tiêu biểu cho các hiện vật thời Lê sơ.

2.2. Các ngành khoa học xã hội và nhân văn với Sử học

Đọc thông tin và quan sát các Hình 3.4, 3.5, hãy nêu mối liên hệ giữa các ngành KHXHNV khác đối với Sử học. Lấy ví dụ và phân tích.

Câu trả lời:

– Mối liên hệ giữa các ngành KHXHNV khác đối với Sử học:

+ Trong quá trình nghiên cứu lịch sử, nhà sử học thường xuyên khai thác, sử dụng tri thức của các ngành khoa học như Khảo cổ học, Địa lí học, Văn học, Xã hội học,…

+ Những thông tin của ngành KHXHNV hỗ trợ Sử học tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử một cách toàn diện hơn, cụ thể hơn và chính xác hơn.

+ Mối liên hệ giữa Sử học với các ngành KHXHNV là mối liên hệ gắn bó, tương hỗ và ngày càng quan trọng trong xu thế phát triển liên ngành, đa ngành của các lĩnh vực khoa học ngày nay.

– Ví dụ: Khi tìm hiểu về nhà sàn của người Mường (Phú Thọ), cần khai thác, sử dụng tri thức của các ngành khoa học như Địa lí học, Văn hóa học, Xã hội học

3. Mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ

3.1. Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ

Đọc thông tin và quan sát Sơ đồ 3.2, Bảng 3, hãy nêu vai trò của Sử học đối với các ngành KHTN và công nghệ. Lấy ví dụ.

Câu trả lời:

– Vai trò của Sử học đối với các ngành KHTN và công nghệ:

+ Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của các ngành KHTN và công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực có truyền thống lâu đời như Toán học, Vật lí học,…

+ Những công trình nghiên cứu về lịch sử ra đời và phát triển của các ngành KHTN và công nghệ vừa cung cấp tri thức cho các lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ, vừa đưa đến những hiểu biết sâu rộng về lịch sử tri thức, lịch sử văn minh của con người.

+ Lịch sử các ngành KHTN và công nghệ là một bộ phận có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của các lĩnh vực khoa học này. Sự tổng kết về lịch sử giúp những người làm KHTN và công nghệ điều chỉnh hoạt động hiệu quả hơn, tiến bộ hơn, nảy sinh những ý tưởng khoa học mới, hạn chế lặp lại sai lầm, đồng thời thúc đẩy sự hiểu biết của đại chúng đối với khoa học.

– Ví dụ: Lịch sử nghiên cứu sự hình thành của Toán học bắt đầu từ những nền văn minh cổ như người Ấn Độ đã sáng tạo ra các con số từ 0-9, người Lưỡng Hà nhờ chia ruộng nhiều mà rất giỏi số học,…

3.2. Các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ với Sử học

Đọc thông tin và quan sát sơ đồ bảng 3.3, 3.4 và các hình 3.6, 3.7, hãy nêu vai trò của các ngành KHTN và công nghệ đối với Sử học. Lấy ví dụ.

Câu trả lời:

– Vai trò của các ngành KHTN và công nghệ đối với Sử học:

+ Khoa học tự nhiên liên quan đến việc phát minh, phát hiện, mô tả và dự đoán các hiện tượng tự nhiên dựa trên những bằng chứng cụ thể thông qua quan sát, ghi lại quá trình theo dõi, thực nghiệm,… Khoa học tự nhiên và công nghệ có mối quan hệ tương hỗ với Sử học.

+ Các ngành KHTN và công nghệ có vai trò quan trọng đối với Sử học trong quá trình sưu tầm, tìm kiếm sử liệu, nghiên cứu, tìm hiểu, tái hiện quá khứ. Các lĩnh vục KHTN cung cấp dữ liệu rộng lớn và đa dạng cho các nhà Sử học. Đó là hệ thống tri thức chuyên ngành, phương pháp nghiên cứu, khái niệm,….Thông qua đó, nhà sử học có thể miêu tả trình bày lịch sử một cách toàn diện, cụ thể và chính xác hơn.

+ Các lĩnh vực CNTT, viễn thám,….hỗ trợ các nhà Sử học một cách hiệu quả trong quá trình thu thập và xử lí sử liệu, trình bày và tái hiện quá khứ, thực hiện được những dự án, nhiệm vụ nan giải trước đây.

– Ví dụ:  Trải nghiệm di sản kiến trúc chùa Một Cột – Diên Hựu thời Lý bằng công nghệ thực tế ảo. Người xem có thể quan sát, hình dung những hình ảnh cổ xưa của chùa Một Cột – Diên Hựu, một công trình kiến trúc đặc sắc, biểu tượng nổi bật của Thăng Long – Hà Nội, đồng thời bước vào không gian di sản kiến trúc vàng son thời Lý cách đây 800 năm.

4. Luyện tập

Câu 1. Bằng kiến thức đã học, hãy làm sáng tỏ nhận định: Sử học là ngành khoa học có mối quan hệ với nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau.

Câu 2. Trình bày mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Lấy ví dụ và phân tích về mối liên hệ đó.

Câu trả lời:

Câu 1. Bằng kiến thức đã học, làm sáng tỏ nhận định: Sử học là ngành khoa học có mối quan hệ với nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau:

– Để phục dựng được hoạt động của con người trong quá khứ, Sử học cần kết hợp các phương pháp nghiên cứu, như phương pháp lịch sử, phương pháp lo-gic, xử lí sử liệu (phân tích, tổng hợp), điền dã,….Sử học cũng khai thác tri thức của nhiều ngành khoa học có liên quan, đặc biệt là khoa học xã hội nhân văn.

– Mọi sự kiện, hiện tượng lịch sử diễn ra trong quá khứ đều gắn với những điều kiện tự nhiên và bối cảnh chính trị xã hội cụ thể. Nhà sử học không thể miêu tả, phục dựng lại một cách đầy đủ, toàn diện bức tranh về quá khứ nếu chỉ sử dụng những tri thức hoặc các phương pháp lịch sử đơn thuần.

– Bên cạnh đó, một số đối tượng hoặc chủ đề nghiên cứu đòi hỏi nhà sử học cần có một nền tảng kiến thức về lĩnh vực đó trước khi nghiên cứu chuyên sâu, như lịch sử kinh tế, lịch sử nghệ thuật, lịch sử tôn giáo.

Câu 2.

Trình bày mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn:

– Mối liên hệ giữa Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác:

+ Trong số các ngành KHXHNV, Sử học là một môn khoa học ra đời sớm, có vị trí, vai trò quan trọng nổi bật. Sự hình thành, phát triển của các ngành KHXHNV luôn có sự kết nối và gắn liền với tri thức lịch sử. Đông thời, sự tồn tại và phát triển của Sử học không thể biệt lập và tách rời với các ngành KHXHNV.

+ Tri thức lịch sử luôn đóng vai trò là một trong những nguồn tri thức nền tảng đối với KHXHNV ở mọi lĩnh vực, đặc biệt trong việc nghiên cứu sự hình thành, biến đổi của các lĩnh vực thuộc đời sống văn hóa và xã hội con người. Sử học cung cấp những tri thức về bối cảnh, nội dung, tác động, ý nghĩa để làm rõ hơn lịch sử hình thành và phát triển của các ngành.

+ Trong số các ngành KHXHNV, Sử học có mối liên hệ đặc biệt gần gũi với Khảo cổ học, Nhân học, Văn học, Địa lí học.

– Mối liên hệ giữa các ngành KHXHNV khác đối với Sử học:

+ Trong quá trình nghiên cứu lịch sử, nhà sử học thường xuyên khai thác, sử dụng tri thức của các ngành khoa học như Khảo cổ học, Địa lí học, Văn học, Xã hội học,…

+ Những thông tin của ngành KHXHNV hỗ trợ Sử học tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử một cách toàn diện hơn, cụ thể hơn và chính xác hơn.

+ Mối liên hệ giữa Sử học với các ngành KHXHNV là mối liên hệ gắn bó, tương hỗ và ngày càng quan trọng trong xu thế phát triển liên ngành, đa ngành của các lĩnh vực khoa học ngày nay.

– Ví dụ: Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) là di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam. Để nghiên cứu về di sản này, cần nghiên cứu toàn diện về giá trị lịch sử, giá trị thẩm mĩ, địa chất địa mão,….

5. Vận dụng

Em đã khai thác và sử dụng công nghệ thông tin để học tập lịch sử và các môn học khác như thế nào?

Câu trả lời:

Khai thác và sử dụng công nghệ thông tin để học tập lịch sử và các môn học khác:

– Sử dụng máy tính để học tập (có hướng dẫn).

– Sử dụng tài nguyên máy tính (sách điện tử, phần mềm giáo dục, bách khoa toàn thư trực tuyến…) để hỗ trợ học tập.

– Sử dụng công cụ phù hợp (phần mềm xử lý văn bản, máy ảnh kỹ thuật số, phần mềm vẽ) để thể hiện ý tưởng, trình bày suy nghĩ và minh họa câu truyện.

– Truy cập Website để tìm kiếm, thu thập thông tin nhằm hỗ trợ học tập với sự giúp đỡ của GV hoặc người khác.

– Tham gia các lớp học trên mạng.

– Tự đánh giá kiến thức của mình bằng các phần mềm trắc nghiệm.

– Chia sẻ thông tin với GV bạn bè qua mạng.

– Biết sử dụng các phần mềm, công cụ công nghệ như Microsoft Office Word, Microsoft Office Powerpoint, Microsoft Office Publisher, Prezi, Proshow Produce, Imind Map, Hot Potatoes… dưới sự hướng dẫn của GV hoặc người khác.

Tác giả: Trường THPT Đông Thụy Anh

Chuyên mục: Giáo Dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!