Giáo Dục

Top 9 bài thuyết minh về chiếc cặp sách siêu hay

Thuyết minh về chiếc cặp sách – Cặp sách là một đồ vật thân thuộc và gắn bó với mọi học sinh. Trong bài viết này THPT Đông Thụy Anh xin chia sẻ dàn ý thuyết minh về chiếc cặp sách cùng bài văn mẫu thuyết minh về cái cặp giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo để hoàn thành bài viết số 3.

  • Top 9 mẫu thuyết minh về chiếc nón lá hay chọn lọc
  • Top 8 bài thuyết minh về cái phích nước siêu hay

Cặp sách là một người bạn vô cùng thân thiết đối với các em học sinh trong độ tuổi đến trường. Với các bài thuyết minh về chiếc cặp sách trong nội dung dưới đây của THPT Đông Thụy Anh sẽ giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về nguồn gốc của chiếc cặp sách cũng như xuất xứ của chiếc cặp. Sau đây là nội dung chi tiết các bài văn mẫu giới thiệu về chiếc cặp sách, dàn ý thuyết minh về chiếc cặp sách hay chọn lọc đã được THPT Đông Thụy Anh tổng hợp lại xin chia sẻ đến bạn đọc.

1. Dàn ý thuyết minh về chiếc cặp sách

I. Mở bài

– Giới thiệu chiếc cặp sách là người bạn đồng hành lâu dài với lứa tuổi học trò trong suốt thời gian cắp sách đến trường.

II. Thân bài

1. Nguồn gốc, xuất xứ:

– Xuất xứ: Vào năm 1988, nước Mỹ lần đầu tiên sản xuất ra chiếc cặp sách mang phong cách cổ điển.

– Từ sau 1988, cặp sách đã được sử dụng phổ biến nhiều nơi ở Mỹ và sau đó lan rộng ra khắp thế giới.

2. Cấu tạo:

– Chiếc cặp có cấu tạo rất đơn giản.

+ Phía ngoài: Chỉ có mặt cặp, quai xách, nắp mở, một số cặp có quai đeo,.

+ Bên trong: Có nhiều ngăn để đựng sách vở, bút viết, một số cặp còn có ngăn để đựng áo mưa hoặc chai nước,.

3. Quy trình làm ra chiếc cặp:

– Có nhiều loại cặp sách khác nhau như: Cặp táp, cặp da, balo. Với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như: Của Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc: Tian Ling, Ling Hao, mang những phong cách thiết kế riêng biệt. Tuy nhiên cách làm chúng đều có phần giống nhau.

+ Lựa chọn chất liệu: Vải nỉ, vải bố, da cá sấu, vải da,.

+ Xử lý: Tái chế lại chất liệu để sử dụng được lâu dài, bớt mùi nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của chất liệu đó.

+ Khâu may: Thông thường các xí nghiệp sử dụng máy may để may từng phần của chiếc cặp lại với nhau theo thiết kế.

+ Ghép nối: Ghép các phần đã được may thành một chiếc cặp hoàn chỉnh rồi được tung ra thị trường với những giá cả khác nhau.

4. Cách sử dụng:

– Tùy theo từng đối tượng mà con người có những cách sử dụng cặp khác nhau:

+ Học sinh nữ: Dùng tay xách cặp hoặc ôm cặp vào người.

=> Thể hiện sự dịu dàng, thùy mị, nữ tính.

+ Học sinh nam: Đeo chéo sang một bên

= > Thể hiện sự khí phách, hiên ngang, nam tính.

+ Học sinh tiểu học: Đeo sau lưng để dễ chạy nhảy, chơi đùa cùng đám bạn.

=> Thể hiện sự nhí nhảnh, ngây thơ của lứa tuổi cấp 1.

Các nhà doanh nhân: Sử dụng các loại cặp đắt tiền thường thì họ xách trên tay.

=> Thể hiện họ thật sự là những nhà doanh nhân thành đạt và có được nhiều thành công cũng như sự giúp ích của họ dành cho đất nước.

– Nhìn chung, khi mang cặp cần lưu ý không nên mang cặp quá nặng, thường xuyên thay đổi tay xách và vai đeo.

5. Cách bảo quản:

– Học sinh chúng ta thường khi đi học về thì quăng cặp lên trên cặp một cách vô lương tâm khiến cặp dễ bị rách hay hư hao. Nên bảo quản cặp bằng những phương pháp sau đây để giữ cho cặp bền tốt và sử dụng được lâu:

+ Thường xuyên lau chùi hoặc giặt cặp để giữ độ mới của cặp.

+ Không quăng cặp hay mạnh tay để tránh làm rách cặp hay hư hao.

+ Cứ khoảng 1 – 2 lần mỗi năm, hãy làm mới cặp bằng xi đánh giày không màu.

+ Để sửa chữa cặp khi bị rách, đừng nên mang đến hàng sửa giày hay giặt khô vì như vậy sẽ có nguy cơ bị hỏng do dùng sai công cụ. Hãy đưa đến thợ sửa cặp chuyên nghiệp.

+ Đừng bao giờ cất cặp da trong túi nilon, nó có thể làm khô túi hoặc bị chất dẻo dính vào da.

+ Thường xuyên nhét giấy vụn hoặc áo phông cũ vào cặp để giữ hình dáng.

+ Đặt cặp trong túi nỉ của cửa hàng hoặc vỏ gối để giữ khả năng đứng thăng bằng của cặp.

6. Công dụng:

– Cặp là vật để chúng ta đựng sách vở, bút viết mỗi khi đến trường.

– Cặp cũng là vật để che nắng, che mưa cho sách vở. Một số bạn cũng sử dụng cặp để che mưa cho chính bản thân.

– Cặp cũng là vật đã để lại không biết bao nhiêu kỷ niệm vui, buồn, đồng thời cũng tô lên nét đẹp của tuổi học trò – cái tuổi đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi người chúng ta.

III. Kết bài

– Cùng với những vật dụng tiện lợi khác, chiếc cặp sách đã trở thành một người bạn trung thành và luôn đồng hành với mỗi con người, đặc biệt là đối với những học sinh – chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam.

2. Thuyết minh về cái cặp mẫu 1

Thuở học sinh ai cũng gắn bó với những đồ dùng học tập quen thuộc trong đó cặp sách như người anh cả to lớn và che chở cho những đồ dùng học tập. Chiếc cặp sách gắn bó thân thiết dù lúc này hay mưa.

Cặp sách dùng để chứa đồ vật và mang trên vai để di chuyển, đây là phát minh hữu ích của con người vào năm 1988, từ đó đến nay chiếc cặp sách đã được dùng phổ biến trên toàn thế giới.

Chiếc cặp có cấu tạo rất đơn giản bao gồm bên trong và bên ngoài, với bên ngoài có các bộ phận như bề mặt cặp, quai xách, nắp mở. Còn với bên trong sẽ có nhiều ngăn, độ rộng khác nhau dùng để chứa sách vở, bút, thước, rộng hơn là dùng để chứa áo đi mưa, nước uống.

Mặc dù có nhiều mẫu mã đa dạng những quy trình làm ra chiếc cặp sách đều giống nhau cần sự tỉ mỉ, chính xác. Trước tiên cần chọn chất liệu: vải bố, vải cá sấu, vải da, vải càng tốt giá tiền cặp sách sẽ càng cao. Sau khi chọn vải sẽ đến công đoạn tái chế lại chất liệu để sử dụng bền lâu. Khâu may công đoạn giúp những chiếc cặp bền chắc hơn và thông thường thực hiện bằng máy may. Cuối cùng là công đoạn ghép nối giúp nối những chiếc cặp hoàn chỉnh.

Chiếc cặp sách trên thị trường có sự đa dạng về màu sắc và kiểu dáng, có những cặp sách dành riêng cho nam và nữ. Nam thì cặp đeo chéo, nữ lại nhỏ gọn để các bạn dễ dàng di chuyển hơn.Cặp hai quai dành cho các học sinh tiểu học, khi sử dụng cần đeo hai vai để tránh cong vẹo cột sống. Riêng với các doanh nhân cặp sẽ nhỏ gọn và đắt tiền hơn phù hợp với công việc và môi trường.

Để cặp sách bền lâu khi sử dụng cần chú ý không để cặp nơi có nguồn nhiệt cao dễ bị biến dạng. Thường xuyên lau chùi bụi bẩn và nước. Nếu cặp bị bẩn phải giặt bằng tay và phơi ở những nơi có ánh sáng yếu. Một chiếc cặp sách nếu biết cách bảo quản có thể sử dụng từ 3-5 năm.

Chiếc cặp sách là đồ dùng học tập quen thuộc với học sinh giúp che nắng mưa và đồng hành với chúng ta đến trường. Hãy yêu cặp sách như một người bạn và chính nó sẽ giúp bạn đi đến tương lai tươi sáng hơn.

3. Thuyết minh về cặp sách mẫu 2

Suốt quãng đời đi học, người học sinh luôn có rất nhiều người bạn đồng hành như sách, vở, bút, thước. Đó là những người bạn tuy nhỏ bé nhưng lại không thể vắng mặt. Trong số những dụng cụ học tập thì chiếc cặp cũng là một vật dụng vô cùng gần gũi, gắn bó với người học sinh trong những năm tháng cắp sách đến trường.

Cặp sách chắc chắn là một trong những phát minh hữu ích nhất của loài người. Nước Mỹ là nước đầu tiên sản xuất ra chiếc cặp sách vào năm 1988. Từ đó, cặp sách đã được sử dụng phổ biến ở Mỹ và lan rộng ra toàn thế giới.

Chiếc cặp sách có cấu tạo rất đơn giản. Phía ngoài chỉ có mặt cặp, nắp mở, quai xách để cầm tay hoặc quai đeo để đeo trên lưng. Phía trong cặp được cấu tạo thành nhiều ngăn to nhỏ khác nhau để đựng sách vở, bút thước. Một số cặp còn có ngăn đựng áo mưa hoặc chai nước.

Để làm ra một chiếc cặp bao gồm những công đoạn chính như: lựa chọn chất liệu, xử lí chất liệu, khâu may, ghép nối. Chất liệu cặp cũng vô cùng phong phú, đa dạng, tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích của người dùng. Cặp có thể làm từ vải nỉ, vải bố hoặc da. Dù làm bằng chất liệu gì thì yêu cầu quan trọng nhất là cặp phải chắc chắn vì nó dùng để chứa nhiều sách vở. Khâu xử lí để tái chế lại chất liệu, bớt mùi nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của chất liệu đó. Hiện nay, thông thường các xí nghiệp thường sử dụng máy may để may các phần của cặp lại với nhau theo thiết kế. Cuối cùng, các phần được ghép nối lại thành chiếc cặp hoàn chỉnh rồi tung ra thị trường. Các loại cặp hiện nay cũng vô cùng đa dạng với nhiều mẫu mã và giá tiền khác nhau phù hợp với người tiêu dùng. Có cặp táp, cặp da, balo. Một số thương hiệu nổi tiếng như Hồng Hà, Thủ đô vàng, cặp của Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Giá một chiếc cặp sách dao động khoảng vài trăm nghìn.

Mỗi đối tượng sẽ có cách sử dụng cặp khác nhau. Đối với học sinh nữ sẽ dùng tay xách cặp hoặc ôm cặp vào người để thể hiện sự dịu dàng, thùy mị, nữ tính. Còn học sinh nam có xu hướng đeo chéo cặp sang một bên trông rất tự tin, năng động. Học sinh tiểu học thì thường đeo cặp trên lưng để dễ chạy nhảy, chơi đùa cùng bạn bè.

Cặp sách dù tốt, dù bền như thế nào cũng sẽ hỏng nếu chúng ta không biết cách bảo quản và sử dụng. Như ông cha ta đã nói: “Của bền tại người”, để chiếc cặp sách được bền lâu, chúng ta cần thường xuyên lau chùi, vệ sinh để giữ độ mới của cặp. Không nên quăng cặp quá mạnh để tránh cặp bị rách. Khi trời mưa cần tránh để cặp không bị dính nước. Nếu để cặp ở những không gian hẹp như hộc tủ, hộc bàn sẽ gây chèn ép, làm cặp bị cong và vênh. Bên cạnh đó, một điểm cần lưu ý khác là không nên đựng khối lượng quá nặng so với sức chứa của cặp.

Một số lời khuyên để sử dụng cặp đúng cách: chiếc cặp khi đeo không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể. Nên xếp những đồ vật nặng nhất ở phần tiếp giáp với lưng, sách vở và đồ dùng xếp sao cho không bị xô lệch. Để tránh bị cong vẹo người, hai quai nên được đeo một cách ngay ngắn, đối với loại cặp chỉ có một quai thì cần thay đổi vai đeo cho đỡ mỏi.

Chiếc cặp là một vật dụng rất hữu ích và cần thiết trong quá trình học tập và làm việc của con người. Hiện tại hay mai sau, chiếc cặp vẫn sẽ giữ nguyên vai trò và giá trị của nó, trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta.

4. Thuyết minh về chiếc cặp sách mẫu 3

Tuổi học trò có biết bao vật dụng thân thiết như bút, thước, sách vở. Và một trong những vật dụng không thể thiếu đó chính là chiếc cặp sách. Với mỗi học sinh, chiếc cặp không chỉ là một dụng cụ mà là người bạn thân thiết đầy gắn bó.

Không ai biết chính xác chiếc cặp sách ra đời từ bao giờ nhưng theo dõi trên phim ảnh ta thấy từ thời Pháp thuộc học sinh trường Bưởi, nữ sinh Đồng Khánh với bộ áo dài thướt tha cùng chiếc cặp bên hông vào dòng người nổi bật trên đường.

Trải qua thời gian và sự biến đổi không ngừng của xã hội, cho đến nay chiếc cặp sách vẫn giữ nguyên hình dạng ban đầu dù mẫu mã đã có sự thay đổi. Nó có hình chữ nhật, kích cỡ đa dạng để phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Cặp thường có bề dày từ 15 đến 20 cm, chia thành nhiều ngăn, mỗi ngăn có một chức năng. Những ngăn to dùng để sách giáo khoa, vở viết, tài liệu tham khảo còn các ngăn nhỏ để túi kiểm tra và các dụng cụ học tập khác như bút, thước. Để sách vở và các đồ dùng không bị rơi ra ngoài, miệng các ngăn thường có khóa kéo bằng nhựa. Với loại cặp như chiếc ví thì ngoài khóa kéo còn có khóa cài làm bằng thép để không bị rỉ.

Để tiện cho việc di chuyển, cặp thường có hai loại quai: quai xách và quai đeo. Quai xách được gắn cố định vào hai mặt trước sau còn quai đeo được mắc vào hai bên hông của cặp. Quai đeo dài để có thể quàng qua vai và có một miếng đệm để khi đeo không bị đau vai, có khóa để điều chỉnh độ dài ngắn tùy ý.

Cặp có nhiều màu sắc để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Học sinh tiểu học thường chọn những gam màu sặc sỡ: đỏ, hồng, tím, xanh…với hình vẽ các nhân vật ngộ nghĩnh trên phim hoạt hình, truyện tranh. Học sinh trung học và cán bộ giáo viên thường dùng gam màu trầm, nhã nhặn như đen, nâu.

Hằng ngày phải tải một một khối lượng khá lớn và dãi dầu nắng mưa, hơn nữa để cặp luôn vuông vức người ta thường chọn những vật liệu cứng, có độ bền cao lại không dễ dàng bị ngấm nước như da, nhựa dẻo, vải dù để làm cặp. Bên trong cặp thường có một lớp lót bằng vải hoặc nilon để tăng độ cứng, bền của cặp. Chất liệu cứng và dày như vậy nên việc may cặp khá công phu, đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao và sử dụng loại máy chuyên dụng. Cặp được sử dụng khá phổ biến nên có nhiều hãng sản xuất và được bày bán khắp nơi trên thị trường.

Trông nhỏ bé và giản dị nhưng chiếc cặp có vai trò vô cùng quan trọng. Đó là vật bất li thân của người học sinh. Từ khi bước vào lớp một đến khi là sinh viên trên giảng đường đại học, chiếc cặp luôn bên ta, làm người bạn thân thiết không bao giờ rời xa. Bao nhiêu sách vở, dụng cụ học tập hằng ngày chỉ cần có chiếc cặp là tất cả đều gọn gàng, ngăn nắp và tất cả đều di chuyển dễ dàng. Lặng lẽ bên ta, cặp chia sẻ với ta những niềm vui nỗi buồn, những nhọc nhằn, vất vả của tuổi học sinh.

Ông cha ta thường dạy “của bền tại người”. Chiếc cặp hữu ích như vậy nên càng phải giữ gìn để thời gian sử dụng được lâu. Mỗi khi để sách vở, dụng cụ học tập hoặc di chuyển cặp phải nhẹ nhàng. Không nên để cặp ở nơi ẩm thấp, bụi bặm, không để nhiều thứ nặng làm tổn hại đến cặp. Ở nhà có giá để cặp, đến trường để cẩn thận vào ngăn bàn. Trời nắng, trời mưa phải có dụng cụ bảo vệ, che chắn cặp.

Hiện nay, công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại thì càng có nhiều vật dụng ra đời có thể thay thế chiếc cặp nhưng ta không thể phủ nhận vai trò và vị trí của chiếc cặp sách nhất là đối với học sinh. Với giá cả phải chăng, lợi ích to lớn nó sẽ được các thế hệ học sinh, giáo viên yêu thích và sử dụng. Mỗi học sinh chúng ta hãy tâm niệm rằng giữ gìn, bảo vệ, nâng niu chiếc cặp sách là hành vi của người có văn hóa.

5. Thuyết minh về chiếc cặp sách mẫu 4

Bước vào năm học mới, mẹ đưa em đi chợ để sắm đồ dùng học tập. Nào là sách vở, bút thước và một chiếc cặp sách rất đẹp. Chiếc cặp sách của em được làm bằng vải cứng, có dáng hình chữ nhật và có màu xanh trông rất bắt mắt. Bên ngoài có in hình hai hai con búp bê vì mẹ biết em rất thích chơi búp bê. Giữa phần nắp cặp và thân cặp được gắn với nhau bằng hai móc nhựa, rất tiện lợi cho việc mở và đóng. Đằng sau là hai dây đeo để em có thể đeo cặp trên lưng, chiếc cặp còn có một quai xách phụ để khi đeo mỏi lưng em có thể xách bằng tay. Bên trong chiếc cặp có rất nhiều ngăn. Em đếm được tất cả năm ngăn, trong đó có hai ngăn rộng, hai ngăn nhỏ hơn và một ngăn bé. Hai ngăn rộng em dùng để đựng sách vở, một ngăn đựng sách và một ngăn đựng vở. Một ngăn nhỏ hơn được dùng để đựng các đồ dùng học tập khác như hộp bút, bảng, hộp phấn, một ngăn nhỏ nữa em dùng để để mũ ca nô và khăn quàng đỏ. Đặc biệt chiếc cặp còn có một ngăn bé xíu dùng để đựng một số đồ quan trọng như tiền mẹ cho em ăn sáng và có một cuốn sổ nhỏ. Vì chiếc cặp có nhiều ngăn nên rất tiện lợi cho việc để đồ dùng, mỗi đồ dùng đều có vị trí riêng, tránh lộn xộn như khăn đỏ và mũ ca nô để với hộp phấn thì sẽ rất bẩn, đồng thời khi muốn lấy đồ dùng gì thì chỉ cần nhớ đúng ngăn là lấy sẽ rất nhanh, tránh mất quá nhiều thời gian. Hơn thế nữa, mỗi ngăn đều có một cái khóa riêng rất cẩn thận giúp mọi đồ dùng bên trong không bị rơi ra ngoài. Bạn học sinh nào cũng có một chiếc cặp như vậy, nhưng em thấy chiếc cặp của em là đẹp nhất không bởi vì kiểu dáng của nó đẹp mà đó là chiếc cặp mà mẹ mua cho em. Nó thể hiện sự yêu thương quan tâm mà mẹ dành cho em. Chính vì vậy em giữ gìn chiếc cặp rất cẩn thận, khi đến lớp cũng như về nhà em để chiếc cặp nhẹ nhàng lên bàn học chứ không tùy tiện vứt mọi nơi khi về nhà, đặc biệt những hôm trời mưa em cho chiếc cặp vào một chiếc túi bóng để tránh bị ướt sẽ nhanh hỏng. Em rất yêu quý chiếc cặp sách của mình. Em hứa sẽ giữ gìn nó cẩn thận để chiếc cặp được bền và theo em suốt năm học.

6. Thuyết minh về chiếc cặp sách mẫu 5

Kỉ niệm về chiếc cặp mà em đựng sách vở đi học luôn mãi mãi ở trong tâm trí em. Đã một năm trôi qua rồi, thế mà mỗi lần nghĩ đến em vẫn còn cảm thấy nôn nao, bồn chồn đến lạ. Hồi ấy, em đang còn sử dụng chiếc cặp của chị Hai lúc, chị học ở tiểu học. Chiếc cặp vẫn còn sử dụng tốt, chỉ nứt một số đường may ở trong các ngăn cặp và miệng cặp. Sách vở và đồ dùng học tập thường bỏ lẫn với nhau vì chỉ còn lại có một ngăn. Nhưng không phải vì thế mà em buồn. Trái lại em rất quý và rất yêu chiếc cặp vì nó là vật kỉ niệm của chị em. Chị Hai bây giờ là sinh viên năm thứ nhất khoa Quản trị Kinh doanh rồi. Em muốn nâng niu vật kỉ niệm ấy bên mình như thầm hứa với chị Hai sẽ noi theo gương chị. Do vậy mà em không đòi hỏi bố phải mua cặp mới cho em. Nhưng rồi vào một buổi học cuối học kỳ II năm lớp Ba, tan học, mưa tầm tã, sách vở và đồ dùng học tập ngày hôm ấy lại khá nặng. Tất cả đều dồn vào cặp. Nước mưa thấm vào làm đường chỉ khâu dưới đáy cặp bị bung ra. Và thế là bao nhiêu sách vở, đồ dùng học tập rơi xuống mặt đường. Em nhặt sách vở và đồ dùng học tập lên gói chung vào tấm ni lông tất tả chạy về nhà. Thấy em ôm chồng sách vở trên tay, vai đeo chiếc cặp không, bố hỏi: “Sao con không bỏ vào cặp?”. Em vừa cởi quai đeo vừa nói với bố: “Cặp hỏng rồi bố ạ!”. Bố nhìn em, nhìn chiếc cặp đã thủng đáy, rồi quay sang âu yếm nói: “Đừng buồn nghe con! Bố bận công chuyện quá không để ý đến chiếc cặp của con. Mẹ con lại đi học xa, chắc cũng không biết chuyện này, thông cảm cho bố mẹ. Chiều nay, bố đưa con ra chợ nhà lồng thị xã, mua chiếc khác”. Thế là em đành phải từ biệt chiếc cặp, để nó lên giá sách như lưu giữ lại một vật kỉ niệm của chị mình. Chiếc cặp mà em có trong tay bây giờ là một chiếc cặp tuyệt đẹp! Có lẽ nó đẹp thuộc loại nhất, nhì trong lớp, bởi nó vừa mới lại vừa tốt, kiểu cặp trông rất xinh và rất tiện lợi. Chất liệu chiếc cặp được may bằng vải ni lông tông hợp màu xanh lá cây. Chiều dài độ ba mươi lảm xen‐ti‐mét, chiều rộng chừng hai mươi lăm xen‐ti‐mét. Phía trên có quai xách. Đằng sau có hai quai đeo làm bằng chỉ dù to bản, vừa chắc lại vừa êm vai. Phía trước cặp có hai khóa móc láng bóng được mạ kền. Chỉ cần bấm nhẹ vào hai cái nút nhô lên như hai đầu đũa, móc bật ra là em có thể mở cặp một cách nhanh chóng, thuận tiện. Phía trong nắp cặp là một đường dây kéo tạo thành một cánh cửa đóng kín ba ngăn cặp. Nắp cặp được làm bằng một miếng mê ca mỏng và được trang trí bằng một tấm hình chụp vị thuyền trưởng Sinbad trong bộ phim “Cuộc phiêu lưu của Sinbad” làm tăng thêm vẻ đẹp của chiếc cặp. Chiếc cặp được cấu tạo ba ngăn. Ngăn giữa rộng hơn, em dùng để toàn bộ sách vở trong buổi học. Còn hai ngăn kia dùng để đồ dùng học tập và tấm vải mưa. Thật là tiện lợi. Đã gần một năm rồi mà chiếc cặp vẫn còn y như mới mua tuần trước. Đi học về, bao giờ em cũng dùng một miếng vải mỏng lau sạch bụi bặm hoặc nước mưa rồi mới để vào góc học tập của mình. Chiếc cặp đã trở thành người bạn thân thiết của em từ dạo đó. Và bây giờ, ngày ngày cặp lại cùng em tung tăng đến trường, rồi lại cùng em trở về nhà trong niềm vui vì những điểm mười mà em đạt được

7. Thuyết minh về chiếc cặp sách ngắn gọn

Thuở học sinh ai cũng gắn bó với những đồ dùng học tập quen thuộc trong đó cặp sách như người anh cả to lớn và che chở cho những đồ dùng học tập. Chiếc cặp sách gắn bó thân thiết dù lúc này hay mưa.

Cặp sách dùng để chứa đồ vật và mang trên vai để di chuyển, đây là phát minh hữu ích của con người vào năm 1988, từ đó đến nay chiếc cặp sách đã được dùng phổ biến trên toàn thế giới.

Chiếc cặp có cấu tạo rất đơn giản bao gồm bên trong và bên ngoài, với bên ngoài có các bộ phận như bề mặt cặp, quai xách, nắp mở. Còn với bên trong sẽ có nhiều ngăn, độ rộng khác nhau dùng để chứa sách vở, bút, thước, rộng hơn là dùng để chứa áo đi mưa, nước uống.

Mặc dù có nhiều mẫu mã đa dạng những quy trình làm ra chiếc cặp sách đều giống nhau cần sự tỉ mỉ, chính xác. Trước tiên cần chọn chất liệu: vải bố, vải cá sấu, vải da, vải càng tốt giá tiền cặp sách sẽ càng cao. Sau khi chọn vải sẽ đến công đoạn tái chế lại chất liệu để sử dụng bền lâu. Khâu may công đoạn giúp những chiếc cặp bền chắc hơn và thông thường thực hiện bằng máy may. Cuối cùng là công đoạn ghép nối giúp nối những chiếc cặp hoàn chỉnh.

Chiếc cặp sách trên thị trường có sự đa dạng về màu sắc và kiểu dáng, có những cặp sách dành riêng cho nam và nữ. Nam thì cặp đeo chéo, nữ lại nhỏ gọn để các bạn dễ dàng di chuyển hơn.Cặp hai quai dành cho các học sinh tiểu học, khi sử dụng cần đeo hai vai để tránh cong vẹo cột sống. Riêng với các doanh nhân cặp sẽ nhỏ gọn và đắt tiền hơn phù hợp với công việc và môi trường.

Để cặp sách bền lâu khi sử dụng cần chú ý không để cặp nơi có nguồn nhiệt cao dễ bị biến dạng. Thường xuyên lau chùi bụi bẩn và nước. Nếu cặp bị bẩn phải giặt bằng tay và phơi ở những nơi có ánh sáng yếu. Một chiếc cặp sách nếu biết cách bảo quản có thể sử dụng từ 3-5 năm.

Chiếc cặp sách là đồ dùng học tập quen thuộc với học sinh giúp che nắng mưa và đồng hành với chúng ta đến trường. Hãy yêu cặp sách như một người bạn và chính nó sẽ giúp bạn đi đến tương lai tươi sáng hơn.

8. Thuyết minh về chiếc cặp ngắn nhất

Bước vào năm học mới, bố mua cho em một chiếc cặp sách ở quấy đồ dùng thiếu nhi. Từ buổi đầu khai giảng, chiếc cặp đã là người bạn nhỏ đáng yêu của em. Chiếc cặp của em hình chữ nhật, chiều dài của cặp khoảng hai gang tay người lớn, chiều ngang của cặp khoảng một gang rười, đáy cặp rộng đến gần một gang tay của em. Cặp của em là loại cặp học sinh làm bằng giả da màu xanh da trời. Mỗi lần xoa tay lên mặt cặp mịn và láng bóng ấy, em cảm thấy mát và trơn, thích thú vô cùng. Đường khâu xung quanh cặp làm bằng chỉ dù màu đỏ, mũi khâu đều và thẳng. Các góc cặp lượn tròn có viền ni lông màu trắng táng thêm vẻ duyên dáng cho chiếc cặp. Phía trên có một quai xách to bằng nửa cổ tay em, cong cong hình cầu vồng được đính chặt bằng hai chiếc đinh dẹp. Quai đeo ở sau lưng được may bằng vải ni lông to bản trơn như loại dây dù, rất chắc chắn. Em thử đeo chiếc cặp lên vai, đứng trước gương ngắm nghía, trông em thật chững chạc và khỏe mạnh. Mặt trước của cặp là một cái ngăn bằng tấm mê ca mỏng, phía trong là bức tranh hai chú gấu Misa đang dắt tay nhau đi trên hò phố tấp nập người qua lại. Em dùng tay ấn lên hai chiếc khóa bằng mạ kền sáng loáng như đôi mắt long lanh đang chăm chú nhìn em. “Tách! Tách!” Âm thanh phát ra từ ổ khóa nghẹ thật vui tai. Nắp cặp được mở, lộ ra hai ngăn được lót bằng những mảnh vái nỉ mềm, mỏng với những đường sọc vằn như những nét hoa văn trang nhã. Ngăn cặp thử nhất, em đựng sách vở. Ngăn thứ hai, em đựng các đồ dùng học tập như: hộp bút, thước kẻ, ê ke đo độ, bảng con, bông bảng, tập giấy kiếm tra in sẵn…

Hàng ngày, cặp theo bước chân em tung tăng đến trường, đến lớp và ngồi yên lặng trong ngăn bàn theo dõi em học tập. Về đến nhà, em nâng niu chiếc cặp một lúc rồi mới để vào chỗ quy định. Em coi chiếc cặp như người bạn thân thiết của mình. Em giữ gìn chiếc cặp rất cẩn thận, không để bụi bẩn bám vào và thường xuyên lau chùi bằng một chiếc khăn mùi soa mềm để giữ cặp được bền.

9. Giới thiệu về cái cặp học sinh

Quãng đời học sinh là quãng thời gian vô cùng tươi đẹp. Đồng hành cùng tuổi học trò là những người bạn thân quen như sách vở, bút, thước,… Và còn một người bạn không thể thiếu nữa đó chính là cặp sách. Không một học sinh nào đến trường mà có thể thiếu được chiếc cặp sách của mình.

Chiếc cặp sách đầu tiên được ra đời tại nước Mỹ vào năm 1988. Gần như ngay lập tức, chiếc cặp sách đã trở thành vật dụng quen thuộc với người học sinh. Nó không chỉ phổ biến ở Mỹ mà còn lan rộng trên toàn thế giới và được hàng triệu học sinh yêu mến.

Cấu tạo của chiếc cặp sách không hề phức tạp mà ngược lại nó đơn giản nhưng rất đẹp. Ngoài cùng của cặp sách là mặt cặp, có nắp mở, phía trên có quai xách còn phía sau có quai đeo vào lưng. Ở bên trong của cặp người ta chia nó ra thành nhiều ngăn to nhỏ để đựng những món đồ dùng học tập khác như sách vở, bút thước. Sau này, thiết kế của cặp sách có nhiều cải tiến hơn với nhiều mẫu mã khác nhau. Có cặp sách còn được thiết kế thêm ngăn đựng áo mưa, ngăn đựng chai nước.

Tuy đơn giản nhưng việc làm ra một chiếc cặp sách lại khá kì công và đòi hỏi phải có sự chỉn chu trong từng khâu. Các khâu để làm nên một chiếc cặp sách là lựa chọn chất liệu, xử lí chất liệu, khâu may và ghép nối. Trong các khâu này, khâu lựa chọn chất liệu là vô cùng quan trọng. Có nhiều chất liệu có thể sử dụng để làm nên cặp sách như vải, nhựa, da,… Chính điều này đã làm nên sự đa dạng cho cặp sách. Tùy vào sở thích mà mỗi người học sinh sẽ còn cho mình những chiếc cặp sách có chất liệu khác nhau. Dẫu vậy, dù làm bằng chất liệu gì thì yêu cầu đầu tiên đối với một chiếc cặp sách đó là phải chắc chắn. Việc xử lí chất liệu cũng quan trọng để loại bỏ được mùi của chất liệu. Các phần của chiếc cặp thường được ghép lại với nhau bởi máy may cho đến khi tạo ra một chiếc cặp hoàn chỉnh. Hiện tại chiếc cặp sách có nhiều phiên bản khác nhau như ba lô, cặp da, cặp táp. Kích thước của cặp cũng có sự khác nhau để phù hợp với từng lứa tuổi học sinh. Tùy vào từng loại mà giá thành của chúng cũng khác nhau.

Tuổi thọ của một chiếc cặp sách tùy thuộc vào chất lượng của nó cũng như người sử dụng. Nếu giữ gìn và bảo quản tốt thì cặp sách có thể dùng được rất lâu. Muốn vậy, khi dùng cặp sách không nên quăng quật hay ném mạnh. Cũng không nên để cặp sách bị dính nước khi trời mưa. Nơi để cặp cần đủ rộng chứ không nên để ở những nơi quá chật hẹp có thể làm cặp bị chèn ép và biến dạng. Cặp tuy rộng nhưng cũng không nên đựng quá nhiều đồ sẽ làm sức chịu đựng của cặp bị quá tải. Đeo cặp quá nặng cũng không tốt cho người học sinh.

Trong quá trình học tập của người học sinh, chiếc cặp là một vật dụng không thể thiếu. Cho dù nhiều năm sau nữa, chiếc cặp sách vẫn sẽ là người bạn đồng hành của học sinh. Mỗi chúng ta hãy yêu thương và trân trọng chiếc cặp sách của chính mình.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của THPT Đông Thụy Anh.

Tác giả: Trường THPT Đông Thụy Anh

Chuyên mục: Giáo Dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!