Tổng hợp

Thế nào là nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền?

Thế nào là nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền? Ô nhiễm môi trường nguyên nhân chủ yếu là do các hành vi của con người gây ra. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã có nhiều quy định để ngăn chặn các hành vi hủy hoại môi trường sống, hành vi gây ra ô nhiễm môi trường. Trong đó, nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền được coi là một trong những chủ trương quan trọng trong quá tình sửa đổi các quy định về luật bảo vệ môi trường. Cùng THPT Đông Thụy Anh tìm hiểu về nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, nguồn gốc hình thành và việc ứng dụng trên thực tế của nguyên tắc này nhé.

1. Người gây ô nhiễm phải trả tiền được hiểu như thế nào?

Thế nào là nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền?
Thế nào là nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền?

Nguyên tắc người gây ô nhiễm trả tiền (Polluter-Pays Principle: PPP) có xuất phát điểm là một nguyên tắc kinh tế về phân bổ chi phí, được đề xuất nhằm “nội hóa” các khoản chi phí thiệt hại môi trường, vốn thường bị người sản xuất gây ô nhiễm môi trường bỏ qua và không được phản ánh trong giá cả hàng hóa liên quan.

Quá trình “nội hóa” chi phí theo nguyên tắc PPP có thể được hiểu là người sản xuất gây ô nhiễm buộc phải chi trả cho các chi phí môi trường phát sinh do hành vi gây ô nhiễm của họ, từ đó những khoản chi phí này được phản ánh trong số sách kế toán và đưa vào giá thị trường của các giao dịch kinh tế liên quan. Việc phải chi trả cho vấn đề ô nhiễm môi trường sẽ tạo ra động lực kinh tế cho người gây ô nhiễm điều chỉnh hành vi gây ô nhiễm của họ, nhờ đó giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường.

Nguyên tắc người gây ô nhiễm trả tiền, như hàm ý của tên gọi, đòi hỏi người gây ô nhiễm phải chi trả các chi phí phát sinh do vấn đề ô nhiễm môi trường mà họ gây ra. Khi là một nguyên tắc pháp lý và được đưa vào các quy định pháp luật, nguyên tắc người gây ô nhiễm trả tiền sẽ được đảm bảo thực thi bởi hệ thống bộ máy thực thi luật pháp, nhờ đó người gây ô nhiễm sẽ buộc phải chi trả các khoản chi phí phát sinh do ô nhiễm. Các chi phí phát sinh do ô nhiễm có hàm ý rộng, và trong thực tế cách diễn giải về các khoản chi phí mà người gây ô nhiễm phải trả cũng rất đa dạng.

2. Ví dụ nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền

– Căn cứ theo Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với cá nhân, tổ chức có hành vi gây ô nhiễm môi trường sẽ phải chịu hình thức xử phạt hành chính là phạt trả tiền, cụ thể như sau:

  • Khoản 1 Điều 26:

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.

  • Điểm a, khoản 2, Điều 25:

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

– Điều 602 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường:“Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi.”

3. Ứng dụng thực tiễn nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền ở Việt Nam

Ứng dụng thực tiễn nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền ở Việt Nam
Ứng dụng thực tiễn nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền ở Việt Nam

Nguyên tắc người gây ô nhiễm trả tiền đã được công nhận rộng rãi trên thế giới và cũng đã được vận dụng trong các quy định quản lý môi trường của Việt Nam. Tại Việt Nam, hệ thống pháp luật có nhiều quy định về việc tổ chức, cá nhân phải trả các loại thuế, phí,… cho các hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố liên quan đến môi trường. Bên cạnh đó, đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường, xả thải bừa bãi,… gây tác động xấu đến môi trường, làm suy thoái môi trường cũng sẽ phải chịu các hình thức xử phạt hành chính là trả tiền phạt, bồi thường thiệt hại… Có thể kể đến như:

– Thuế tài nguyên: Đây là loại thuế đánh vào việc khai thác tài nguyên trên lãnh thổ Việt Nam của các cá nhân, tổ chức. Hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên có thể là hành vi trực tiếp gây ra ô nhiễm môi trường hoặc cũng có thể là hành vi gián tiếp gây ra ô nhiễm môi trường. Mục đích của thuế này là áp đặt lên một nghĩa vụ tài chính đối với các cá nhân, tổ chức thì mới được thực hiện hành vi khai tác tài nguyên, từ đó nhằm hạn chế việc khai thác tài nguyên, sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

– Thuế bảo vệ môi trường: loại thuế này áp dụng đối với các sản phẩm, hàng hóa mà khi sử dụng tác động xấu đến môi trường. Có thể thấy rằng loại thuế này áp dụng ngay đối với các chủ thể sản xuất, sử dụng các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường. Việc áp dụng thuế này nhằm nâng cao nghĩa vụ của các chủ thể trong xã hội khi sử dụng, sản xuất các loại sản phẩm, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, từ đó khuyến khích việc sản xuất, sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường.

– Phí bảo vệ môi trường: đây là khoản tiền mà các cá nhân, tổ chức có hành vi xả thải vào môi trường hoặc có hành vi khác tác động đối với môi trường. (Luật Bảo vệ môi trường). Hành vi xả thải ra môi trường chính là hành vi trực tiếp gây ô nhiễm môi trường, nên dựa trên nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, thì những cá nhân, tổ chức xả thải phải nộp phí bảo vệ môi trường.

Các quy định về thuế, phí bảo vệ môi trường này là những minh họa cho việc vận dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm trả tiền ở Việt Nam, với sự tập trung vào nhóm chi phí thiệt hại do ô nhiễm là dạng chi phí mà người gây ô nhiễm phải trả.

Trên đây là lời giải đáp cho cầu hỏi Thế nào là nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền? Hy vọng nội dung bài viết sẽ giúp cho bạn đọc hiểu rõ về nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền được ứng dụng nhiều không chỉ tại Việt Nam mà còn cả thế giới hiện nay.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong mục Hỏi đáp pháp luật của THPT Đông Thụy Anh.

Tác giả: Trường THPT Đông Thụy Anh

Chuyên mục: Hỏi đáp Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!