Giáo Dục

Câu hỏi Đọc hiểu văn bản Xa xứ

Tuyển tập câu hỏi Đọc hiểu văn bản Xa xứ mới nhất, cực hay được tổng hợp trong các đề thi chính thức qua các năm học.

Bộ đề Đọc hiểu văn bản Xa xứ – Đề số 1

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Xa xứ

Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học.

Thư đầu em viết: “Ở đây đường phố sạch đẹp, văn minh khác xa nước mình!”.

Cuối năm em viết: “Mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm !”.

Mùa đông năm sau, em viết: “Em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ bến chợ xôn xao, lầy lội…” Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người Châu Á để hỏi xem đó có phải là người Việt không?

Câu 1: Phân tích tác dụng của 1 biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn ” Em thèm 1 chút nắng ấm quê nhà, muốn đc đi giữ phố cố bụi bặm, ồn ào , nhớ bến chợ xôn xao,lầy lội …”( khi nêu tác dụng có kèm theo thái độ tác giả)

Câu 2: Chỉ ra 3 thông điệp mà em nhìn được từ đoạn trích trên và lí giải 1 thông điệp.

Câu 3: Xét theo mục đích nói, câu văn Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học thuộc kiểu câu gì?

Câu 4: Xác định phép liên kết được sử dụng trong hai câu sau: Em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố bụi bặm, ồn ào, nhớ bến chợ xôn xao, lầy lội… Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á để hỏi có phải người Việt không…

Câu 5: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn: Muà đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm…

Câu 6: Thông điệp sâu sắc nhất mà em rút ra được từ văn bản trên là gì?

Câu 7: Các phương thức biểu đạt được người viết sử dụng trong văn bản trên?

Câu 8: Ngoài mục đích nói tới sự thay đổi cảm xúc của người em khi xa quê, người viết còn nhằm vào một ý nghĩa nào khác?

Đáp án

Câu 1: 

– Phép tu từ: so sánh tĩnh lặng, tinh khiết như tranh
– Tác dụng: Miêu tả sinh động, cụ thể vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên nơi xứ lạ.Miêu tả sinh động, cụ thể vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên nơi xứ người. Thể hiện những háo hức ban đầu của nhân vật người con khi sang bên xứ người.

Câu 2: Thông điệp của văn bản:

+ Mỗi con người đều có những ước mơ riêng biệt, những lần rời xa quê hương để đến một xứ khác đều thay đổi khác so với nơi quê hương ta được sinh ra . Vì vậy cho dù ta có ở đâu xa đi chăng nữa thì ta cũng không bao giờ quên được nơi mình sinh ra và lớn lên.

+ Nỗi nhớ quê hương của người con xa xứ

+ Sự cô đơn nơi xứ người

Câu 3:

Xét theo mục đích nói, câu văn Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học thuộc kiểu câu trần thuật

Câu 4:

– Phép liên kết: phép lặp (lặp từ em, phố)

Câu 5: 

– Phép tu từ: so sánh tĩnh lặng, tinh khiết như tranh

– Tác dụng: Miêu tả sinh động, cụ thể vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên nơi xứ lạ.

Câu 6: 

Thông điệp của văn bản: mỗi người đều khao khát đến với những vùng đất lạ để tìm hiểu, tiếp thu cái mới song quê hương nguồn cội với những gì thân thuộc, bình dị vẫn mãi là nơi đi về đời trong niềm thương nỗi nhớ.

Câu 7:

Các phương thức biểu đạt được sử dụng: Miêu tả, tự sự, biểu cảm.

Câu 8:

Người viết còn nhắc nhở mỗi con người về tình yêu quê hương xứ sở.

– Tình cảm ấy phải được đặt trong thử thách, phải được trải nghiệm qua thời gian, nó không tỉ lệ thuận với những văn minh vật chất mà tỉ lệ thuận với những gì gắn bó thân thuộc đã trở thành kỷ niệm trong trái tim mỗi con người.

– Phê phán hiện tượng vọng ngoại, coi trọng giá trị vật chất, coi nhẹ tình cảm cội nguồn. Mỗi người cần coi trọng tình cảm quê hương xứ sở.

Tác giả: Trường THPT Đông Thụy Anh

Chuyên mục: Giáo Dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!