Quy phạm pháp luật là gì? Phân tích cấu trúc của một quy phạm pháp luật và minh hoạ bằng ba ví dụ thực tế
Quy phạm pháp luật là gì? Phân tích cấu trúc của một quy phạm pháp luật và minh hoạ bằng ba ví dụ thực tế. Quy phạm pháp luật bộ phận quan trọng của một ngành luật, mỗi quy phạm pháp luật lại được ghép bởi cấu trúc cụ thể.
1. Quy phạm pháp luật là gì?
Quy phạm pháp luật là những quy tắc, chuẩn mực mang tính bắc buộc chung phải thực hiện đối với tất cả mọi tổ chức, cá nhân và được thừa nhận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Cấu tạo của một quy phạm pháp luật bao gồm ba thành phần là giả định, quy định và chế tài.
Trong đó:
- Giả định là bộ phân quy định về địa điểm, thời gian, chủ thể, hoàn cảnh và tính huống xảy ra vụ việc. Nghĩa là nói về trường hợp áp dụng quy phạm pháp luật đó.
- Quy định là bộ phận quan trọng quy định về những điều mà chủ thể cần thực hiện khi có những điều kiện của giả định đã đặt ra.
- Chế tài là bộ phận chỉ ra những biện pháp mà cơ quan nhà nước áp dụng với chủ thể có hành vi trái với quy định và giả định đã nêu ra. Đây là hậu quả pháp lý bất lợi của chủ thế thực hiện hành vi đó phải gánh chịu khi không thực hiện đúng quy định.
Tuy nhiên cả ba bộ phận này không nhất thiết có trong một quy phạm pháp luật.
2. Phân tích cấu trúc của một quy phạm pháp luật
Một quy phạm pháp luật trong Bộ luật hình sự 2015 quy định là:
Điều 23. Tình thế cấp thiết
1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.
2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
Có thể thấy trong quy phạm pháp luật này có đầy đủ 3 cấu trúc là giả định, quy định và chế tài. cụ thể là:
- Giả định là: “Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức.”
- Quy định là: “mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.”
- Chế tài là: Tuy nhiên nếu người đó có hành vi gây thiệt hại vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
Đây là quy định nhằm loại bỏ những hành vi giả tạo, lợi dụng tình thế cấp thiết để gây thiệt hại nặng hơn.
3. Ví dụ cụ thể về cấu trúc của quy phạm pháp luật
Ví dụ về giả định
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm
Trong điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 thì giả định là phần “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân”
Ví dụ về quy định
Theo quy định tại điều 6 Luật quản lý thuế 2019:
Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế
1. Thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức quản lý thuế, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế.
2. Gây phiền hà, sách nhiễu đối với người nộp thuế.
3. Lợi dụng để chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép tiền thuế.
4. Cố tình không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ, kịp thời, chính xác về số tiền thuế phải nộp.
5. Cản trở công chức quản lý thuế thi hành công vụ.
6. Sử dụng mã số thuế của người nộp thuế khác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc cho người khác sử dụng mã số thuế của mình không đúng quy định của pháp luật.
7. Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không xuất hóa đơn theo quy định của pháp luật, sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn.
8. Làm sai lệch, sử dụng sai mục đích, truy cập trái phép, phá hủy hệ thống thông tin người nộp thuế.
Toàn bộ điều khoản quy định trong điều này đều là những quy định mà mọi công dân đều phải tuân theo. Quy định về những hành cấm không được làm.
Ví dụ về chế tài
Điều 161. Tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân
1. Người nào có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử, tổ chức trưng cầu ý dân mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Trong điều 161 Bộ luật hình sự 2015 thì phần chế tài là “bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Trên đây là những tìm hiểu của THPT Đông Thụy Anh về vấn đề Quy phạm pháp luật là gì? Phân tích cấu trúc của một quy phạm pháp luật và minh hoạ bằng ba ví dụ thực tế. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật liên quan.
Tác giả: Trường THPT Đông Thụy Anh
Chuyên mục: Hỏi đáp Tổng hợp