Tổng hợp

Phân biệt tiền án và tiền sự

Tiền án, tiền sự là những tình tiết quan trọng, có ý nghĩa trong việc xác định nhân thân, kết án, xác định hình phạt và trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính của các cá nhân. Vậy khi nào thì một người bị xem là có tiền án? khi nào thì bị xem là có tiền sự?

Trong bài viết này, THPT Đông Thụy Anh.vn gửi đến bạn đọc bài Phân biệt tiền án và tiền sự

1. Tiền án là gì?

Người có tiền án (hay người có án tích) là người đã bị tòa án ra quyết định kết án và thi hành hình phạt mà chưa được xóa án tích.

=> Người có tiền án là người đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm mà mình thực hiện và chưa được xóa án tích

2. Tiền sự là gì?

Người có tiền sự là người đã bị kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự, mà người này chưa được xóa kỷ luật, chưa được xóa việc xử phạt hành chính.

3. Phân biệt tiền án tiền sự

Phân biệt tiền án tiền sự

Tiền án

Tiền sự

Khái niệm

Người có tiền án (hay người có án tích) là người đã bị tòa án ra quyết định kết án và thi hành hình phạt mà chưa được xóa án tích.

Người có tiền sự là người đã bị kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự, mà người này chưa được xóa kỷ luật, chưa được xóa việc xử phạt hành chính.

Mức độ chịu trách nhiệm

Trách nhiệm hình sự

Trách nhiệm hành chính

Văn bản điều chỉnh

Bộ luật Hình sự 2015

Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

và các văn bản pháp luật trong từng lĩnh vực khác

Mức độ

Hành vi thực hiện là tội phạm

Hành vi thực hiện có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa phải là tội phạm

Trường hợp được xóa tiền án, tiền sự

– Đương nhiên được xóa án tích (Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015)

– Theo quyết định của tòa án (Điều 71)

– Trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị tòa án xóa án tích (Điều 72)

– Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

– Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Hậu quả khi được xóa tiền án/tiền sự

Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án.

Tùy trường hợp mà khi người bị kết án đã có đầy đủ các điều kiện để được xóa án tích, đủ thời hạn theo luật định thì có thể yêu cầu Tòa án ra Quyết định xóa án tích/ yêu cầu cơ quan cập nhật dữ liệu lý lịch tư pháp cấp Giấy chứng nhận xóa án tích nhằm tạo điều kiện để tái hòa nhập cộng đồng, chủ động, tích cực hoạt động tuân thủ hiến pháp và pháp luật.

Khi được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính thì đương sự sẽ không bị coi là đã bị xử phạt vi phạm hành chính, vì vậy không bị tính là tình tiết tăng nặng khi vi phạm hành chính lần tiếp theo.

Trên đây, THPT Đông Thụy Anh.vn phân biệt tiền án tiền sự. Mời các bạn tham khảo thêm các bài liên quan tại mục Hình sự, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

  • Phân biệt tội giết người và cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người
  • Lái xe gây tai nạn chết người
  • Say rượu đi xe máy gây tai nạn 2021 bị xử lý thế nào?

Tác giả: Trường THPT Đông Thụy Anh

Chuyên mục: Hỏi đáp Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!