Ở sinh vật nhân thực thành phần hóa học của chất nhiễm sắc tạo nên nhiễm sắc thể là?
Trắc nghiệm: Ở sinh vật nhân thực thành phần hóa học của chất nhiễm sắc tạo nên nhiễm sắc thể là?
A. ADN và protein
B. ADN, cromatit và protein
C. ARN và protein
D. ADN, ARN và protein
Đáp án đúng: A. ADN và protein
Ở sinh vật nhân thực thành phần hóa học của chất nhiễm sắc tạo nên nhiễm sắc thể là ADN và protein
Câu hỏi trên nằm trong nội dung kiến thức về Nhiễm sắc thể, hãy cùng THPT Đông Thụy Anh tìm hiểu thêm nhé!
1. Nhiễm sắc thể là gì?
– Có thể hiểu đơn giản nhiễm sắc thể chính là cơ sở vật chất quy định tính di truyền ở cấp tế bào. Chúng tồn tại trong nhân tế bào và được tập trung thành các sợi ngắn, có số lượng nhất định. Hình dạng và kích thước của chúng được đặc trưng theo từng loài.
– Nhiễm sắc thể có thể tạo ra các đặc trưng di truyền mới khi bị đột biến cấu trúc. Đồng thời chúng có khả năng tự nhân đôi hoặc phân li ổn định qua các thế hệ.
2. Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể
– Nhiễm sắc thể (NST) là vật thể tồn tại trong nhân tế bào, bắt màu thuốc nhuộm kiềm tính, do vật chất di truyền tập trung lại thành những sợi ngắn và có số lượng, hình dạng kích thước đặc trưng cho mỗi loài.
– Trong tế bào sinh dưỡng (tế bào xoma), nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau về hình thái và kích thước, 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ → các gen trên cặp NST cũng tồn tại thành từng cặp.
– Bộ NST trong tế bào chứa các cặp NST tương đồng gọi là bộ NST lưỡng bội (2n), bộ NST trong giao tử chỉ chứa một NST của mỗi cặp tương đồng được gọi là bộ NST đơn bội (n).
– Ở các loài đơn tính có sự khác nhau về một cặp NST giới tính giữa hai giới đực cái.
– Đa số các loài có kí hiệu cặp NST giới tính ở giới cái là XX, giới đực là XY.
– Một số trường hợp khác: châu chấu: giới cái XX, giới đực OX; chim, tằm: cái XY, đực XX
– Mỗi loài có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng.
3. Cấu trúc của nhiễm sắc thể
a. Cấu trúc hiển vi của một nhiễm sắc thể
– Mỗi NST điển hình gồm 3 trình tự nucleotit đặc biệt:
+ Tâm động là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp NST di chuyền về các cực của tế bào trong quá trình phân bào
+ Vùng đầu mút có tác dụng bảo vệ NST và giúp cho các NST không dính vào nhau
+ Các trình tự khởi đầu nhân đôi AND là những điềm mà tại đó ADN båt đầu được nhân đôi
b. Cấu trúc siêu hiển vi
– Đơn vị cơ bản cấu tạo nên NST là nucleoxom
– Mỗi nucleoxom gồm 8 phân tử protein histon được quấn quanh bởi 1% vòng AND tương ứng với 146 cặp nucleotit
– Các nucleoxom cạnh nhau được nối với nhau bởi một đoạn AND tạo thành chuỗi nucleoxom (sợi cơ bản)
– Sợi cơ bản (11nm) – Sợi nhiễm sắc (30nm) – Cromatit (700nm) → NST (1400nm)
– Ở tế bào nhân sơ, NST thường chỉ chứa 1 phân tử AND mạch kép, dạng vòng
4. Phân loại nhiễm sắc thể
Hiện tại nhiễm sắc thể được chia làm hai loại là nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính. Hai loại nhiễm sắc thể này có đặc điểm giống và khác nhau như sau:
– Giống nhau: Điểm giống nhau lớn nhất chính là chúng đều được cấu tạo từ ADN và Protein. Mỗi loại đều mang tính đặc trưng riêng theo loài và tồn tại thành từng cặp. Ngoài ra chúng đều mang gen quy định tính trạng cơ thể. Đều xảy ra hiện tượng nhân đôi, đóng xoắn, tháo xoắn và sắp xếp, phân li trong mỗi kì.
– Khác nhau:
+ Đối với nhiễm sắc thể thường chúng sẽ có nhiều cặp hơn trong tế bào lưỡng bội và hoàn toàn là cặp tương đồng. Chúng không có khả năng quy định giới tính mà chỉ mang gen quy định các tính trạng thường.
+ Đối với nhiễm sắc thể giới tính chúng chỉ có 1 cặp duy nhất trong tế bào lưỡng bội. Các cặp này có thể là tương đồng hoặc không tương đồng. Ở mỗi giới đực và cái cặp nhiễm sắc thể sẽ là khác nhau và chúng quy định các tính trạng về giới tính.
+ Ở người và động vật có vú, nhiễm sắc thể giới tính ở con cái là XX, chúng có thể truyền lại một trong hai nhiễm sắc thể X, và con đực là XY chúng có thể truyền lại hoặc là X hoặc là Y.
+ Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, nếu là nữ hoặc con cái thì cần phải nhận một nhiễm sắc thể X từ cả hai bố mẹ, trong khi đó để là nam hoặc con đực thì phải nhận một nhiễm sắc thể X từ mẹ và một nhiễm sắc thể Y từ cha. Do vậy tinh trùng của người đàn ông chính là thứ quyết định giới tính của con đối với con người.
+ Đặc biệt các trường hợp đột biến gen khi xảy ra trên nhiễm sắc thể thường sẽ có tính trạng chậm hơn. Còn đối với nhiễm sắc thể giới tính kiểu hình sẽ được biểu hiện ngay và có thể di truyền tới các thế hệ sau. Và các khả năng đột biến đều có thể xảy ra trên cả hai loại nhiễm sắc thể.
5. Chức năng của nhiễm sắc thể
– NST có các chức năng khác nhau như: lưu giữ, bào quản và truyền đạt thông tin di truyền thông qua các cơ chế tự nhân đôi, phân li, tổ hợp diễn ra qua các quá trình phân bào và thụ tinh… Do vậy, NST được coi là cơ Sở vật chất của tính di truyền ở cấp độ tế bào.
– NST có khả năng tự nhân đôi, nhờ đó các nhân tố di truyền quy định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
Tác giả: Trường THPT Đông Thụy Anh
Chuyên mục: Giáo Dục