Tổng hợp

Người lao động xa quê ghi tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu ở đâu?

Người lao động xa quê ghi tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu ở đâu? Quy định về lập danh sách cử tri và tham gia bầu cử.

1. Người lao động xa quê ghi tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu ở đâu?

Vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân

Đối với những người lao động xa quê, không có mặt tại nơi thường trú thì được ghi tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu ở đâu?

Việc lập danh sách cử tri đối với người lao động xa quê được hướng dẫn tại Công văn 109/VPHĐBCQG-PL như sau:

Trường hợp cử tri đã đăng ký tạm trú tại nơi đang công tác, làm việc khác với nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì có thể đăng ký ghi tên vào danh sách cử tri tại nơi tạm trú để thuận tiện cho việc tham gia bỏ phiếu. Nếu thời gian đăng ký tạm trú chưa đủ 12 tháng thì được tham gia bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện nơi mình đang tạm trú. Nếu thời gian đăng ký tạm trú từ đủ 12 tháng trở lên thì được tham gia bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân ở tất cả các cấp như đối với người thường trú.

=> Cử tri là người lao động xa quê được ghi tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu tại nơi mình tạm trú.

Người lao động xa quê ghi tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu ở đâu?

2. Nguyên tắc lập danh sách cử tri

Nguyên tắc lập danh sách cử tri được quy định tại điều 29 Luật Bầu cử như sau:

1. Mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luật này.

2. Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú.

3. Cử tri là người tạm trú và có thời gian đăng ký tạm trú tại địa phương chưa đủ 12 tháng, cử tri là quân nhân ở các đơn vị vũ trang nhân dân được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện ở nơi tạm trú hoặc đóng quân.

4. Công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ, thì đến Ủy ban nhân dân cấp xã xuất trình Hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam để được ghi tên vào danh sách cử tri và nhận thẻ cử tri bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã (nếu xuất trình tại nơi đăng ký thường trú) hoặc bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện (nêu xuất trình tại nơi đăng ký tạm trú).

5. Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

3. Các nguyên tắc bầu cử

Việc bầu cử ở nước ta tuân theo 4 nguyên tắc:

  • Nguyên tắc phổ thông
  • Nguyên tắc bình đẳng
  • Nguyên tắc bỏ phiếu kín
  • Nguyên tắc trực tiếp

Để biết cụ thể các nguyên tắc này, mời các bạn tham khảo bài: Mỗi phiếu bầu cử đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?

Trên đây, THPT Đông Thụy Anh.vn đã trả lời câu hỏi Người lao động xa quê ghi tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu ở đâu? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

  • Tại sao pháp luật lại hạn chế các trường hợp không được tham gia bầu cử?
  • Bỏ phiếu kín là gì? Thế nào là nguyên tắc bỏ phiếu kín?
  • Chế độ bầu cử là gì?
  • Cử tri bỏ phiếu thay người khác là vi phạm Luật Bầu cử?
  • Cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội cần những điều kiện gì?

Tác giả: Trường THPT Đông Thụy Anh

Chuyên mục: Hỏi đáp Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!