Tổng hợp

Mức phụ cấp trưởng thôn năm 2021

“Bác trưởng thôn” từ lâu đã là nhân vật rất quen thuộc trong đời sống hằng ngày của người dân Việt Nam.

Trong bài viết này, THPT Đông Thụy Anh.vn gửi đến bạn đọc “Mức phụ cấp trưởng thôn năm 2021” theo quy định mới nhất tại Thông tư 13/2019/TT-BNV.

Mức phụ cấp trưởng thôn năm 2021

1. Mức phụ cấp trưởng thôn

Lương trưởng thôn được tính thế nào?

Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 13/2019/TT-BNV thì trưởng thôn được xác định là người hoạt động không chuyên trách.

Vậy, mức phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách ở xã, khu dân cư được quy định thế nào?

Đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố, khoản 6 điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP quy định như sau

Ngân sách nhà nước thực hiện khoán quỹ phụ cấp theo bảng sau đây:

Khu vực

Tổng mức khoán

Tổng mức phụ cấp được khoán năm 2021

Thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên

5 lần mức lương cơ sở

7.450.000 đồng/tháng

Thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền

Thôn thuộc xã biên giới hoặc hải đảo

Các thôn còn lại

03 lần mức lương cơ sở

4.470.000 đồng/tháng

Số người hoạt động không chuyên trách được hưởng phụ cấp theo nguyên tắc như sau:

  • Không quá 03 người được hưởng phụ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước.
  • Chỉ áp dụng đối với các chức danh: Bí thư Chi bộ; Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố; Trưởng Ban công tác mặt trận.
  • Người tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố ngoài 03 chức danh nêu trên không hưởng phụ cấp hàng tháng trong bảng nêu trên mà được hưởng bồi dưỡng khi trực tiếp tham gia vào công việc của thôn, tổ dân phố từ đoàn phí, hội phí khoán cho các đoàn thể và từ các nguồn quỹ khác (nếu có).

=> Số tiền phụ cấp của bảng trên là tổng số tiền phụ cấp của 3 chức danh: Bí thư Chi bộ; Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố; Trưởng Ban công tác mặt trận.

Căn cứ vào quỹ phụ cấp quy định tại khoản này và căn cứ vào đặc thù của từng cấp xã, yêu cầu quản lý, tỷ lệ chi thường xuyên của cấp xã và nguồn thu ngân sách của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách và mức bồi dưỡng người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố.

2. Chế độ trưởng thôn

Trưởng thôn được hưởng phụ cấp hàng tháng từ quỹ phụ cấp mà ngân sách nhà nước cấp theo mục 1 bài này. Tuy nhiên việc hưởng mức lương như thế nào thì tùy vào đặc thù từng xã chứ không cố định.

Ví dụ chế độ trưởng thôn tại tỉnh Hà Giang:

Tại Kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Hà Giang đã biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định số lượng, chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã; mức phụ cấp và mức phụ cấp kiêm nhiệm đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; mức phụ cấp đối với người trực tiếp tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố; mức khoán kinh phí hoạt động đối với các tổ chức chính trị – xã hội ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Giang như sau:

  • Đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố: Theo quy định, hiện nay thôn, tổ dân phố chỉ có 03 chức danh không chuyên trách, gồm: Bí thư chi bộ; Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố; Trưởng ban công tác Mặt trận.
  • Theo đó, ở thôn thuộc xã biên giới, thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự và thôn có từ 350 hộ trở lên thì Bí thư chi bộ và Trưởng thôn (hoặc Tổ trưởng tổ dân phố) được hưởng mức phụ cấp 1,2 mức lương cơ sở/tháng; Trưởng công tác Mặt trận được hưởng mức phụ cấp 0,6 mức lương cơ sở/tháng.
  • Đối với các thôn, tổ dân phố còn lại Bí thư chi bộ và Trưởng thôn (hoặc Tổ trưởng tổ dân phố) được hưởng mức phụ cấp 1,0 mức lương cơ sở/tháng; Trưởng công tác Mặt trận được hưởng mức phụ cấp 0,4 mức lương cơ sở/tháng. Nghị quyết cũng quy định người hoạt động không chuyên trách ở thôn được kiêm nhiệm chức danh khác và mức phụ cấp kiêm nhiệm bằng 100% mức phụ cấp của chức danh kiêm nhiệm/tháng.

3. Nhiệm vụ của trưởng thôn

Theo thông tư 14/2018/TT-BNV, trưởng thôn có nhiệm vụ:

  • Triệu tập và chủ trì hội nghị thôn, tổ dân phố; tổ chức thực hiện những công việc thuộc phạm vi thôn, tổ dân phố đã được nhân dân bàn và quyết định; bảo đảm các nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố theo quy định;
  • Vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở và hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
  • Tập hợp, phản ánh, đề nghị chính quyền cấp xã giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong thôn, tổ dân phố. Báo cáo kịp thời với UBND cấp xã về những hành vi vi phạm pháp luật trong thôn, tổ dân phố;
  • Thực hiện việc lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp những công việc của thôn, tổ dân phố; lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và biểu quyết những công việc thuộc phạm vi cấp xã; báo cáo kết quả cho chủ tịch UBND cấp xã;
  • Phối hợp với ban công tác mặt trận và các tổ chức chính trị – xã hội ở thôn, tổ dân phố để vận động nhân dân tham gia thực hiện các phong trào và cuộc vận động do các tổ chức này phát động;
  • Sáu tháng đầu năm và cuối năm phải báo cáo kết quả công tác trước hội nghị thôn, tổ dân phố.

Trên đây, THPT Đông Thụy Anh.vn cung cấp các quy định của pháp luật liên quan Phụ cấp trưởng thôn. Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Lao động – tiền lương, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

  • Quy trình phạt nguội 2021
  • Lái xe khi đã bị tước bằng xử lý thế nào?
  • Lương 15 triệu đóng thuế bao nhiêu?
  • Lương 20 triệu đóng thuế bao nhiêu?
  • Bảng lương cán bộ công chức cấp xã 2021

Tác giả: Trường THPT Đông Thụy Anh

Chuyên mục: Hỏi đáp Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!