Giáo Dục

Cho 4 môi trường có nồng độ chất tan sau đây

Trắc nghiệm: Cho 4 môi trường có nồng độ chất tan sau đây:

1. Dung dịch NaCl 0,09%

2. Dung dịch NaCl 0,07%

3. Dung dịch 0,12%

4. Nước cất Biết nồng độ huyết tương chứa tế bào hồng cầu ở người là 0,9%

Câu 1: Hồng cầu sẽ bị co lại trong môi trường nào?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 2. Hồng cầu bị vỡ ra trong môi trường nào?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 3. Hồng cầu giữ nguyên hình dạng, kích thước trong môi trường

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 4. Khi truyền dịch cho bệnh nhân bị mất nước, người ta sử dụng dung dịch của môi trường nào?

A. 1

B. 1 hoặc 2 hoặc 3

C. 4

D. 1 hoặc 4

Lời giải:

Câu 1. Đáp án C. Ở môi trường NaCl 0,12%, nồng độ cao hơn so với huyết tương là 0,09%, nước từ hồng cầu thẩm thấu ra môi trường ngoài làm hồng cầu teo lại

Câu 2. Đáp án B. Ở môi trường NaCl 0,07% nồng độ thấp hơn so với huyết tương nên nước đi từ môi trường ngoài vào hồng cầu, làm hồng cầu có khả năng vỡ ra

Câu 3. Đáp án A. Môi trường NaCl 0,09% là môi trường đẳng trương, hồng cầu được giữ nguyên hình dạng và kích thước

Câu 4. Đáp án A. Khi truyền dịch cho bệnh nhân bị mất nước, truyền dịch NaCl 0,09% là môi trường đẳng trương so với huyết tương

Cùng THPT Đông Thụy Anh tìm hiểu thêm các kiến thức về hồng cầu nhé!

1. Hồng cầu là gì?

Hồng cầu là một loại tế bào máu, chức năng chính là vận chuyển Oxy. Hồng cầu có chứa Hemoglobin làm nhiệm vụ vận chuyển Oxy từ phổi đến các mô, nhận và vận chuyển CO2 từ các mô trở lại phổi để thải ra ngoài. Ở nhiều động vật bậc thấp, Hemoglobin hòa trong huyết tương. Ở người, Hemoglobin được chứa trong hồng cầu vì nếu ở dạng tự do trong huyết tương, nó sẽ thấm dần qua các mao mạch và bị thất thoát qua nước tiểu. Là một protein, Hemoglobin còn có chức năng đệm kiềm – toan, đây cũng là một chức năng quan trọng của hồng cầu.

Hồng cầu được tạo ra từ các tế bào gốc tạo máu trong tủy xương. Tuy là một tế bào nhưng hồng cầu trưởng thành lại không có nhân. Các kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu được dùng để xác định nhóm máu. Nhiều hệ thống nhóm máu đã được biết đến, trong đó, sớm nhất và quan trọng nhất là hệ thống nhóm máu ABO.

Dưới kính hiển vi điện tử như hình dưới, tế bào hồng cầu có hình đĩa lõm hai mặt với đường kính khoảng 7,8 μm; chỗ dày nhất là 2,5 μm và không quá 1 μm ở trung tâm. Thể tích trung bình của hồng cầu vào khoảng 85 – 95 fL. Hồng cầu có khả năng biến dạng rất cao mà không bị vỡ, bị rách khi di chuyển qua các mao mạch chật hẹp. Đó là nhờ màng tế bào hồng cầu vừa có tính dẻo dai, lại có thừa khả năng chứa các thành phần bên trong.

Số lượng hồng cầu trong máu phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi, chủng tộc, vùng địa lý,…

– Ở nam giới: 4,2 – 6,0 T/L.

– Nữ giới: 3,8 – 5,5 T/L.

– Trẻ sơ sinh: 4,5 – 6,0 T/L.

2. Đặc điểm tế bào hồng cầu

Hồng cầu chiếm số lượng nhiều nhất, khoảng 96% chứa huyết sắc tố không có nhân và các bào quan. Trong hồng cầu chứa huyết sắc tố làm cho máu có màu đỏ.

Hồng cầu có hình tròn, dạng tế bào có hình đĩa hai mặt lõm, với kích thước rất nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được.

Nhiệm vụ của tế bào hồng cầu: Vận chuyển khí oxy (O2) từ phổi đến các mô và nhận lại khí cacbonic (CO2) từ các mô trở về phổi để thải bỏ.

Vòng đời trung bình của hồng cầu là 120 ngày tính từ ngày trưởng thành. Khi hồng cầu già chúng sẽ bị tiêu hủy ở lách và gan.

Tủy đỏ tham gia vào quá trình tạo máu, sản sinh các hồng cầu mới để thay thế và duy trì lượng hồng cầu đã mất trong cơ thể.

Các chỉ số của hồng cầu bao gồm: số lượng hồng cầu, thể tích khối hồng cầu (Hct), lượng huyết sắc tố (Hb), thể tích trung bình hồng cầu, lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu, nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu. Các chỉ số trên để xác định hồng cầu bình thường hay bất thường.

Cho 4 môi trường có nồng độ chất tan sau đây
Hồng cầu là thành phần chiếm số lượng lớn trong tế bào máu

Đủ lượng hồng cầu da và niêm mạc sẽ có màu hồng khỏe mạnh. Nếu thiếu hồng cầu, da, niêm mạc nhợt nhạt, người uể oải, mệt mỏi.

3. Vai trò của hồng cầu

– Hồng cầu chiếm số lượng nhiều nhất, chứa huyết sắc tố (chất làm cho máu có màu đỏ).

– Nhiệm vụ của hồng cầu là vận chuyển khí oxy (O2) từ phổi đến các mô, đi khắp mọi nơi trong cơ thể. Dọc đường, hồng cầu tiếp thu chất thải và đem trở lại phổi, nhận lại khí cacbonic (CO2) từ các mô trở về phổi để đào thải.

– Vòng đời trung bình của hồng cầu là 120 ngày, hồng cầu già sẽ bị tiêu hủy ở lách và gan. Tủy xương sẽ có nhiệm vụ sinh các hồng cầu mới để thay thế và duy trì lượng hồng cầu đã mất trong cơ thể.

– Nếu thiếu hồng cầu, con người cảm thấy mệt mỏi và yếu sức. Có người dễ bị mệt và tái xanh, vì cơ thể không có đủ lượng oxy cần thiết. Tình trạng thiếu hồng cầu gọi là thiếu máu.

Cho 4 môi trường có nồng độ chất tan sau đây (ảnh 2)
Hồng cầu giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể

Tác giả: Trường THPT Đông Thụy Anh

Chuyên mục: Giáo Dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!