Giáo Dục

Loài nào có khả năng lọc làm sạch nước?

Trắc nghiệm: Loài nào có khả năng lọc làm sạch nước?

a. Trai, hến

b. Mực, bạch tuộc

c. Sò, ốc sên

d. Sứa, ngao

Lời giải:

Đáp án a. Trai, hến

Giải thích: Trai, ngao, hến… là những thân mềm có khả năng lọc nước.

Tìm hiểu thêm về trai, hến cùng THPT Đông Thụy Anh nhé.

1. Trai – đặc điểm và tập tính sinh học

Trai là tên gọi thông dụng, chủ yếu dùng chỉ các loài động vật thân mềm có 2 mảnh vỏ (Bivalvia). Chúng là loài động vật có đầu bị tiêu giảm, chân hình lưỡi rìu có màu hơi vàng có tác dụng giúp nó di chuyển trong cát, vỏ gồm 2 mảnh được gắn lại với nhau bởi dây chằng, có hai cơ khép mở vỏ bám ở mặt trong và hoạt động theo nguyên lý cửa sổ, vỏ có lớp sừng bao bọc ở mặt ngoài, lớp đá vôi ở giữa và cuối cùng là lớp xà cừ sau vỏ là vạt áo Trai rồi đến hai tấm mang nằm trong khoang áo ở giữa là chân và thân.

Loài nào có khả năng lọc làm sạch nước?

+ Tập tính

Đến mùa sinh sản trứng non được chuyển vào trong mang của trai cái tinh dịch của con đực chuyển qua ống hút vào gặp trứng non trong mang. Ấu trùng sống với trai mẹ một thời gian rồi sống ký sinh trên da cá sau đó lắng xuống bể thành trai con.

Trai làm sạch nước Vì lúc trai hút thức ăn từ ngoài vào nhưng trong khi đó trong nước có các vi sinh vật, cặn bã,… nên lúc đó trai sẽ hút các chất dinh dưỡng và thải ra nước sạch vì nó đã lọc hết bụi bẩn từ nước vào cơ thể con trai.

2. Họ Hến – đặc điểm sinh học

Họ Hến (Danh pháp khoa học: Corbiculidae) là một họ gồm các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ thuộc bộ Veneroida, có vỏ cứng hình tròn, sống ở vùng nước lợ (cửa sông) và nước ngọt.

Hến là một thực phẩm chứa nhiều vitamin B12 và sắt, rất tốt cho những người thiếu máu, nó cũng ít chất béo, ít cholesterol và nhiều axit béo omega-3 thích hợp cho người bệnh tim mạch. Thành phần dinh dưỡng trong 100g thịt hến có 12,77g chất đạm, 13,9 mg chất sắt, 0,245 mg chất đồng…

Tại Việt Nam có 4 loài thường gặp là Corbicula baudoni, C.moreletiana, C. bocurti và C. cyreniformis. Hến vốn sinh ra từ rạch, lớn lên một tí là ra sông, khi trưởng thành thì sống ở vùng cồn. Lúc hến sống được bên cồn là rất mập, trắng lại tròn, nên rất ngon. Từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch, nước sông cạn, con hến cũng sinh sôi nảy nở sau một mùa mưa (ở Quảng Nam) Hến có quanh năm, nhưng “rộ mùa” chủ yếu từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch. Tháng 3, mùa nước sông cạn, con hến qua một mùa mưa cũng sinh sôi nảy nở nhiều

a. Một số kiến thức về hến

Hến có tên khác là nghiễn nhục. Trong 100g thịt hến có 12,77g protid, 13,9 mg chất sắt, 0,25 mg đồng; nhiều vitamin B12, nhiều acid omega-3, ít cholesterol nên thích hợp với người thiếu máu và người bị bệnh tim mạch, đặc biệt còn có tác dụng chữa di tinh.

Theo Đông y, thịt hến vị ngọt mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt tràng, thông khí, mát gan, thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu. Vỏ hến (nghiễn xác): có vị mặn, tính ấm, không độc, có tác dụng cố tinh, làm se, long đờm, chống nôn.

Theo kinh nghiệm của dân gian, nên chọn hến tươi mẩy, ngâm trong nước gạo cho nhả hết nhớt, luộc chín, lấy phần thịt, xay nhỏ, nấu với nước luộc hến và gạo thành cháo cho trẻ ăn rất tốt. Ngày ăn 1 lần, mỗi lần dùng 20 – 50g thịt hến.

b. Tác dụng của những món ăn từ hến

+ Chữa dương nuy, ít tinh:  Thịt hến 300g, lá hẹ 100g, dầu ăn 50ml, gia vị vừa đủ. Hến luộc lấy phần thịt, lá hẹ rửa sạch thái khúc. Đổ dầu vào chảo, đun nóng, cho hến vào thêm gia vị, xào cho săn, cho lá hẹ vào, đảo đều với hến khoảng 5 phút, bắc ra ăn nóng.

+ Chứng hay đi tiểu đêm: Thịt hến 50g, thịt lợn nạc 100g. Tất cả ninh nhừ, thêm muối vừa đủ. Ăn trong ngày.

+ Chữa di tinh, đái đục: Vỏ hến nung, hoàng bá sao, liều lượng bằng nhau. Tán bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 – 15g.

Loài nào có khả năng lọc làm sạch nước? (ảnh 2)

Hến chữa di tinh, đái đục

Tác giả: Trường THPT Đông Thụy Anh

Chuyên mục: Giáo Dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!