Giáo Dục

Liên hệ trách nhiệm bản thân về vấn đề dân tộc, tôn giáo?

Liên hệ trách nhiệm bản thân về vấn đề dân tộc, tôn giáo? Vấn đề dân tộc, tôn giáo là vấn đề của toàn dân, toàn xã hội nên mọi người đều có trách nhiệm trong vấn đề dân tộc tôn giáo. Trách nhiệm của mỗi người ở mỗi vị trí khác nhau lại có những trách nhiệm phù hợp với mình. Vậy những trách nhiệm đó là gì?

Vấn đề dân tộc, tôn giáo được nhà nước chủ trương xây dựng những chính sách nhằm bảo đảm những hoạt động xoay quanh tôn giáo, dân tộc được bình đẳng, nhằm xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc vì đất nước công bằng, dân chủ, văn minh. Với mỗi vai trò khác nhau thì lại có những trách nhiệm vụ thể.

1. Trách nhiệm học sinh, sinh viên trong vấn đề dân tộc, tôn giáo

Là một học sinh, sinh viên đang học tập sinh sống trên đất nước Việt Nam cùng cần có trách nhiệm trong vấn đề dân tộc, tôn giáo của nước nhà qua những hành động:

  • Luôn học tập, rèn luyện theo tư tưởng của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc tôn giáo.
  • Không có những hành vi phân biệt đối xử với những học sinh, sinh viên là dân tộc.
  • Chủ động tham gia những hoạt động của trường, lớp về chủ đề dân tộc, tôn giáo.
  • Xây dựng ý kiến để phát triển các hoạt động của trường, lớp về chủ đề dân tộc, tôn giáo.
  • Chủ động giao lưu, tìm hiểu về những dân tộc, tôn giáo khác nhau.
  • Học sinh, sinh viên nhất là những bạn thuộc dân tộc thiểu số thì cần chăm chỉ học tập, rèn luyện để trở thành những thành viên gương mẫu, cốt cán trong lớp học.
  • Gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

2. Trách nhiệm của gia đình, trường học trong vấn đề dân tộc, tôn giáo

Gia đình là tế bào của xã hội nên cũng có ảnh hưởng nhất định đến các vấn đề dân tộc tôn giáo. Nhà trường là nơi dạy các em những điều đúng đắn nên cũng có những trách nhiệm.

  • Cha mẹ, nhà trường luôn đi đầu về những tư tưởng công bằng về dân tộc, tôn giáo.
  • Giảng dạy con em không được phân biệt đối xử với bạn bè, nhất là với những bạn dân tộc thiểu số.
  • Tổ chức các hoạt động liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn giáo để các em được tìm hiểu.
  • Khuyến khích con em tham gia những hoạt động về dân tộc, tôn giáo.

3. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong vấn đề dân tộc, tôn giáo

Là một cán bộ, công chức, viên chức trong nhà nước thì càng phải tuân theo những vấn đề về bình đẳng dân tộc, tôn giáo mà nhà nước đưa ra:

  • Luôn gương mẫu trong tư tưởng, hành động về vấn đề dân tộc tôn giáo.
  • Luôn tuyên truyền cho nhân dân về bình đẳng và giúp đỡ dân tộc, tôn giáo.
  • Với cán bộ là dân tộc thiểu số thì luôn học tập, rèn luyện để trở thành người gương mẫu trong cơ quan và ngoài xã hội.
  • Luôn khuyến khích người dân giao lưu văn hoá, tôn giáo trong đời sống.

4. Trách nhiệm của tổ chức trong vấn đề dân tộc, tôn giáo

  • Cần tôn trọng các vấn đề dân tộc, tôn giáo trong cơ quan.
  • Khuyến khích các nhân viên giao lưu văn hoá liên quan đến dân tộc, tôn giáo trong cơ quan.
  • Không xâm phạm đến các quyền tham gia dân tộc, tôn giáo của người lao động.
  • Bảo vệ các vấn đề tôn giáo, dân tộc trong cơ quan được bình đẳng.

Như vậy với mỗi vị trí khác nhau thì bản thân hoặc cá nhân lại có những trách nhiệm khác nhau trong vấn đề dân tộc, tôn giáo.

Trên đây là những phân tích của THPT Đông Thụy Anh về vấn đề Liên hệ trách nhiệm bản thân về vấn đề dân tộc, tôn giáo? Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Tài liệu liên quan.

    Tác giả: Trường THPT Đông Thụy Anh

    Chuyên mục: Giáo Dục

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button

    Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

    Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!