Tổng hợp

Không trả nợ thẻ tín dụng có đi tù không?

Ngày nay không phải cứ vay là sẽ trả, có nhiều trường hợp vay nợ rồi không trả vì nhiều lý do. Vậy việc đến hạn không trả được nợ thì bị xử lý như thế nào?

Trong bài viết “Không trả nợ thẻ tín dụng có đi tù không?”, THPT Đông Thụy Anh.vn gửi đến bạn đọc các hình thức xử lý khi vay nợ không trả theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 và Bộ luật Dân sự 2015.

Không trả nợ thẻ tín dụng có đi tù không?

1. Không trả nợ thẻ tín dụng có đi tù không?

Đi tù nghĩa là bị áp dụng hình phạt tù được quy định trong bộ luật hình sự

Một người chỉ bị đi tù khi người đó phạm vào một tội được quy định trong bộ luật hình sự, có bản án có hiệu lực pháp luật tuyên người đó có tội và phải chịu hình phạt tù.

Trong bộ luật hình sự không quy định tội danh “Không trả nợ thẻ tín dụng”. Nên nếu bạn không trả được nợ sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, nếu một người cố tình “không trả nợ” để che giấu hành vi “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” thì người đó sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 175 BLHS 2015. (ví dụ: đến hạn thanh toán không mà cố tình không thanh toán nợ cho ngân hàng mặc dù có đầy đủ điều kiện để trả và có đủ định lượng về số tiền như quy định tại điều 175 BLHS 2015: 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 BLHS 2015).

2. Vay tín chấp không trả được gốc bị xử phạt thế nào?

Vay tín chấp không trả có sao không? Câu trả lời là có.

Vay tín chấp là vay mà không có tài sản bảo đảm, dựa vào uy tín của người đi vay

Đến hạn trong hợp đồng mà không thanh toán thì bạn sẽ bị ngân hàng đó khởi kiện theo thủ tục dân sự.

Nếu có bản án dân sự tuyên bạn phải trả tiền thì bạn sẽ có thời gian tự nguyện thi hành án, hết thời gian này nếu bạn không thi hành án thì sẽ bị cưỡng chế thi hành án.

Ngoài ra nếu vay tín chấp không trả thì bạn có thể bị liệt vào các nhóm nợ xấu (nhóm 3,4,5) (mời các bạn đọc bài Nợ xấu để biết thêm về các nhóm nợ) thì các bạn sẽ không được duyệt khi đi vay tại các ngân hàng khác hoặc khi chọn hình thức mua hàng trả góp thì cũng sẽ không được duyệt hồ sơ.

Nếu hành vi không trả nợ của bạn phạm vào tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (như đã nêu ở mục 1) thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 175 BLHS 2015: cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù.

3. Nợ ngân hàng bao nhiêu thì bị khởi kiện?

Nợ ngân hàng bao nhiêu thì bị khởi kiện?

Việc ngân hàng khởi kiện là để bảo vệ quyền lợi của mình khi thấy rằng nó bị xâm phạm do hành vi không trả nợ của người đi vay.

Điều 4 Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình.

Pháp luật không quy định định lượng bị nợ bao nhiêu thì ngân hàng/người cho vay được quyền khởi kiện, chỉ cần quyền lợi của họ bị xâm phạm thì họ có quyền khởi kiện

Tuy nhiên khi khởi kiện thì phải mất án phí, lệ phí nhất định và mất nhiều thời gian nên ngân hàng thường cân đối khoản này với khoản nợ rồi quyết định có khởi kiện hay không

Nên, chỉ cần đến thời hạn mà bạn không trả nợ thì ngân hàng có quyền khởi kiện mà không cần định lượng số tiền nợ

4. Khởi kiện nợ thẻ tín dụng

THPT Đông Thụy Anh.vn xin hướng dẫn cách khởi kiện nợ thẻ tín dụng theo quy định Bộ luật Tố tụng Dân sự như sau:

Bước 1: Chuẩn bị các chứng cứ, hồ sơ, tài liệu bảo vệ quyền lợi của mình (chứng từ vay nợ, hợp đồng…)

Bước 2: Làm đơn khởi kiện

Đơn khởi kiện gồm các nội dung sau:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
  • Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;

  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

  • Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

Bước 3: Gửi đơn khởi kiện đến tòa án

Đơn có thể được gửi đến tòa án bằng các hình thức:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 4: Tòa án nhận và xử lý đơn

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Bước 5: Thụ lý đơn, mở phiên tòa xét xử

Nếu đơn đủ điều kiện thì tòa án sẽ thụ lý, vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án thì tòa án sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử

Trên đây, THPT Đông Thụy Anh.vn đã trả lời câu hỏi “Không trả nợ thẻ tín dụng có đi tù không?”. Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

  • Nợ xấu có bị đi tù?
  • Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị phạt?
  • Tẩy xóa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có sao không?

Tác giả: Trường THPT Đông Thụy Anh

Chuyên mục: Hỏi đáp Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!