Giáo Dục

Trong tình hình mới, nếu xảy ra chiến tranh, mức độ quyết liệt như thế nào?

Trắc nghiệm: Trong tình hình mới, nếu xảy ra chiến tranh, mức độ quyết liệt như thế nào?

A. Tính quyết liệt tăng dần theo thời gian xẩy ra chiến tranh

B. Mức độ quyết liệt phụ thuộc vào khả năng bảo đảm chiến tranh

C. Quyết liệt tăng theo thời gian, nhất là những ngày cuối chiến tranh

D. Quyết liệt ngay từ những ngày đầu chiến tranh

Lời giải:

Đáp án đúng: D. Quyết liệt ngay từ những ngày đầu chiến tranh

Cùng THPT Đông Thụy Anh tìm hiểu chiến tranh là gì và hậu quả của nó qua bài viết dưới đây nhé.

1. Chiến tranh là gì?

Chiến tranh là một mức độ xung đột vũ trang giữa các quốc gia, chính phủ, xã hội hoặc các nhóm bán quân sự như lính đánh thuê, quân nổi dậy và dân quân. Nó thường được đặc trưng bởi bạo lực cực đoan, xâm lược, phá hủy và tử vong, sử dụng lực lượng quân sự thường xuyên hoặc không thường xuyên. Chiến tranh đề cập đến các hoạt động và đặc điểm chung của các loại chiến tranh, hoặc của các cuộc chiến nói chung. Chiến tranh toàn diện là chiến tranh không bị giới hạn trong các mục tiêu quân sự hợp pháp, và có thể dẫn đến những đau khổ và thương vong dân sự không chiến đấu khác.

Các nghiên cứu học thuật về chiến tranh đôi khi được gọi polemology trong tiếng Anh (/ˌpɒləˈmɒlədʒi/ POL-ə-MOL-ə-jee), từ tiếng Hy Lạp polemos, có nghĩa là “chiến tranh”, và -logy, ý nghĩa “việc nghiên cứu”.

Trong khi một số học giả coi chiến tranh là một khía cạnh phổ quát và tổ tiên của bản chất con người,những người khác cho rằng đó là kết quả của hoàn cảnh văn hóa xã hội, kinh tế hoặc sinh thái cụ thể.

Trong tình hình mới, nếu xảy ra chiến tranh, mức độ quyết liệt như thế nào?

2. Chiến tranh tại Việt Nam

Chiến tranh Việt Nam (tiếng Anh: Vietnam War), còn được gọi là Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, là một cuộc xung đột diễn ra tại Việt Nam, Lào và Campuchia từ ngày 1 tháng 11 năm 1955 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi chính phủ Việt Nam Cộng hòa đầu hàng chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Đây là giai đoạn thứ hai của cuộc Chiến tranh Đông Dương giữa hai bên: một bên là Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa và các quốc gia đồng minh theo chủ nghĩa chống cộng bao gồm: Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Úc, New Zealand, Vương quốc Lào, Vương quốc Campuchia – sau này là Cộng hòa Khmer (tham chiến trực tiếp trên mặt trận quân sự) cùng nhiều nước khác (trên mặt trận ngoại giao), bên còn lại là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam/Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam do Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo cùng các chính thể đồng minh Pathet Lào, Campuchia Dân chủ với sự ủng hộ và viện trợ từ Khối các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc.

Chiến tranh Việt Nam kéo dài tới gần 20 năm, diễn ra không chỉ tại chiến trường miền Nam Việt Nam mà còn ảnh hưởng, lan rộng lên cả miền Bắc (các chiến dịch không kích lần 1, 2 và 3 của Không quân Hoa Kỳ) đồng thời có liên quan trực tiếp tới Nội chiến Lào và Nội chiến Campuchia – cũng với sự can thiệp quân sự từ phía Hoa Kỳ (chấm dứt vào năm 1973). Cuộc chiến này chính thức kết thúc vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi Tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng hòa tuyên bố đầu hàng vô điều kiện Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam cùng chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Ngay trước thời điểm đó, toàn bộ công dân, nhân viên ngoại giao, quân sự và dân sự của Hoa Kỳ cùng các nước đồng minh còn duy trì sự hiện diện sau năm 1973 cũng di tản hết khỏi miền Nam Việt Nam do sự kiện này.

Sau khi tái thống nhất Việt Nam vào năm 1975, chính quyền mới tiến hành việc cải tạo kinh tế, văn hóa, thay đổi hệ thống giáo dục, xây dựng bao cấp, quốc hữu hóa tư sản, xóa bỏ tư hữu cũng như kinh tế thị trường ở miền Nam, tổ chức học tập cải tạo, rà soát lý lịch đối với tất cả những người từng phục vụ trong chính quyền cũ cùng gia đình của họ. Kết thúc chiến tranh, sự ảnh hưởng ý thức hệ của Hoa Kỳ tại Đông Dương hoàn toàn bị loại bỏ, các đảng cộng sản lên nắm chính quyền tại miền Nam Việt Nam, Lào và Campuchia. Hàng triệu người ở 3 nước Đông Dương sau đó đã di cư bằng nhiều hình thức đến các nước khác trong cuộc khủng hoảng tị nạn do xung đột quân sự tiếp diễn. Các di chứng của chiến tranh để lại như bom mìn chưa nổ, chất độc màu da cam, Hội chứng Việt Nam, chia rẽ tư tưởng, suy thoái kinh tế,… vẫn tiếp tục ảnh hưởng tới các bên trong hàng chục năm về sau.

Trong thời gian diễn ra và sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam, ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại Đông Dương tuy đã bị loại bỏ nhưng sự chia rẽ Trung-Xô tái trỗi dậy kết hợp cùng mâu thuẫn giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với đồng minh Campuchia trong chính quyền Campuchia lưu vong tại Bắc Kinh (Trung Quốc) và chính quyền Campuchia Dân chủ sau đó của Khmer Đỏ (được Trung Quốc và sau này có thêm Hoa Kỳ, Anh Quốc, cùng Thái Lan ủng hộ, hậu thuẫn, viện trợ) đã dẫn đến xung đột biên giới cùng Chiến tranh Campuchia–Việt Nam. Sau đó, Quân đội Trung Quốc (được sự ủng hộ, thỏa hiệp và hỗ trợ bởi Hoa Kỳ) đã trực tiếp mở các cuộc tấn công vũ trang với quy mô lớn vào lãnh thổ Việt Nam trong Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979 – gây ra Chiến tranh Đông Dương lần thứ ba (1978-1991), không chỉ ảnh hưởng đến khu vực Đông Dương mà còn lan rộng sang cả Thái Lan.

Chiến tranh Việt Nam giữ kỷ lục là cuộc chiến có số lượng bom đạn được thả nhiều nhất trong lịch sử, với 7.662.000 tấn chất nổ đã được Không quân Mỹ sử dụng, nhiều gấp 3,7 lần so với con số 2.150.000 tấn mà tất cả các nước sử dụng trong Thế chiến thứ hai. Một nguồn khác thống kê được rằng lượng bom đạn mà quân đội Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam là vào khoảng 15,35 triệu tấn, trong đó có 7,85 triệu tấn thả từ máy bay và 7,5 triệu tấn khác sử dụng trên mặt đất (đạn pháo, bộc phá, các loại mìn,…).

3. Hậu quả của chiến tranh

Chiến tranh gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng trên mọi phương diện.

* Con người:

– Để lại những thương vong về bên ngoài:

+ Hàng nghìn người đã ngã xuống vì chiến tranh, họ là những con người không tên không tuổi.

+ Có những con người may mắn sống sót nhưng vẫn để lại nhiều di chứng: các thương binh, các bệnh nhân chất độc màu da cam.

– Để lại những nỗi đau ở bên trong: những dư chấn thời hậu chiến: ám ảnh về cái chết, nỗi đau mất mát người thân, gia đình bị ly tán…

* Của cải, vật chất:

– Ô nhiễm môi trường, thiên nhiên bị tàn phá nghiêm trọng.

– Các công trình của văn minh nhân loại bị phá hủy.

– Nền kinh tế trở nên kiệt quệ.

– Trình độ văn hóa thấp, mất đi bản sắc văn hóa dân tộc.

* Mối quan hệ quốc tế:

– Ngày một trở nên căng thẳng.

– Ảnh hưởng đến nền hòa bình của toàn cầu.

Tác giả: Trường THPT Đông Thụy Anh

Chuyên mục: Giáo Dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!