Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 Chân trời sáng tạo
Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 Chân trời sáng tạo dành cho các thầy cô giáo có thêm tài liệu tham khảo để hoàn thiện giáo án TNXH lớp 3 sách Chân trời sáng tạo. Từ đó nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh trong nhà trường. Chi tiết mời bạn đọc tham khảo và tải về trong bài viết của THPT Đông Thụy Anh.vn nhé.
1. Giới thiệu sách Tự nhiên xã hội 3 Chân trời sáng tạo
Sách tự nhiên và xã hội lớp 3 trong bộ sách Chân trời sáng tạo được áp dụng chính thức từ năm học 2022 – 2023. Sách được biên soạn theo hướng chú trọng gợi mở, truyền cảm hứng để học sinh tìm tòi, khám phá, sáng tạo và chinh phục giúp phát triển tiềm năng của bản thân.
Bộ sách giáo khoa Chân trời sáng tạo lớp 3 gồm đầy đủ 11 môn: Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Đạo Đức, Tự nhiên và xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật (Bản 1 và 2), Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm, Tin học và Công nghệ lớp 3.
2. Giáo án Tự nhiên xã hội 3 Chân trời sáng tạo
Dưới đây là Giáo án bài 13: Ôn tập chủ đề cộng đồng địa phương. Giáo án được soạn chi tiết, phân bổ các tiết rõ ràng, liền mạch, nội dung đầy đủ chuẩn theo công văn 5512 của Bộ giáo dục và đào tạo. Hi vọng mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích trong các bài dạy của quý thầy cô.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
BÀI 13. THỰC HÀNH: KHÁM PHÁ CUỘC SỐNG XUNG QUANH EM.
I. Yêu cầu cần đạt:
– Thực hành quan sát, tìm hiểu các hoạt động sản xuất và cảnh đẹp về di tích lịch sử – văn hóa, cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.
1. Đồ dùng dạy học:
– GV: Các hình trong bài 13 SGK, Phiếu thu thập thông tin 1 và 2; giấy A0.
– HS: SGK, VBT, vở, bút, nón, chai nước, giấy A4, hộp màu,…
2. Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
Hoạt động khởi động:
* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi để HS nêu được tên di tích lịch sử – văn hóa hoăc cảnh quan thiên nhiên.
* Cách tiến hành:
– GV nêu yêu cầu: kể tên 1 di tích lịch sử – văn hóa hoặc 1 cảnh quan thiên nhiên mà em thích (Khu di tích trường Dục Thanh – Phan Thiết, tháp Pô Sah Inư, dinh Vạn Thủy Tú, bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh Bình Thuận)
– GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học. “Thực hành khám phá cuộc sống xung quanh em”.
1. Hoạt động 1: Chuẩn bị
* Cách tiến hành:
– GV yêu cầu HS quan sát cá hình trong SGK/56 và trả lời:
+ Em cần chuẩn bị những gì để thực hành quan sát, khám phá cuộc sống xung quanh em?
+ Em nên lưu ý điều gì trong quá trình thực hành quan sát, khám phá cuộc sống xung quanh em?
– GV tổ chức cho HS trình bày trước lớp.
– GV và HS cùng nhận xét, rút ra kết luận.
* Kết luận: Các em cần chuẩn bị phiếu thu thập thông tin, vở, bút, nón, chai nước nếu quan sát bên ngoài nhà trường và thực hiện theo hướng dẫn của 2 cô giáo, không tự ý rời khỏi nhóm hoặc nghịch các hàng hóa tại nơi thực hành.
– GV phát cho HS phiếu thu thập thông tin phù hợp (tùy theo đại điểm GV tổ chức cho HS đến thực hành, quan sát) và hướng dẫn các nội dung Hs cần hoàn thành trong phiếu như: Hoạt động, sản phẩm (nếu có), cảm xúc suy nghĩ của em.
2. Hoạt động 2: Thực hành quan sát, thu thập thông tin:
* Mục tiêu: HS tìm hiểu, thu thập thông tin các hoạt động ở xung quanh.
* Cách tiến hành:
– GV cho HS thảo luận nhóm
– GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4, 5, 6 trong SGK/57
– GV có thể phóng to cho Hs quan sát hoặc cho HS xem video, clip về 1 di tích lịch sử – văn hóa/ cảnh quan thiên nhiên/ hoạt động sản xuất và hoàn thành các nội dung trong phiếu thu thập thông tin (Khu di tích trường Dục Thanh – Phan Thiết, tháp Pô Sah Inư, dinh Vạn Thủy Tú, bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh Bình Thuận/ hoạt động sản xuất nước mắm Phan Thiết, nghề mộc Hàm Thắng, bánh tráng, bánh hỏi Phú Long, làng chài Mũi Né,…)
* Kết luận: Khi đi thực hành, em nên thực hiện theo hướng dẫn của thầy cô giáo và hoàn thành phiếu thu thập thông tin 1 và 2.
Hoạt động tiếp nối sau bài học:
GV yêu cầu HS về nhà sưu tầm những tranh ảnh có liên quan đến bài học để tiết sau hoàn thành phiếu thu thập thông tin và tập báo cáo kết quả quan sát.
Tiết 2
Hoạt động khởi động
* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi lại nội dung của tiết học trước.
* Cách tiến hành:
– GV tổ chức dưới hình thức trò chơi “Ai nhớ giỏi nhất?”
– GV phổ biến luật chơi: GV chia lớp thành 2 nhóm, chiếu cho HS xem video, clip về 1 số nhà máy, xí nghiệp, cảnh quan thiên nhiên đẹp, di tích lịch sử – văn hóa,… – HS kể lại các địa danh có trong đoạn phim. Nhóm nào kể đúng và nhiều nhất là nhóm chiến thắng.
– GV dẫn dắt vào tiết 2 của bài học.
1. Hoạt động 1: Hoàn thiện sản phẩm sau khi thực hành
* MT: HS hoàn thiện phiếu quan sát, sản phẩm sưu tầm, tranh ảnh…sau khi thực hành quan sát.
* Cách tiến hành:
– GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ (6 em/nhóm), yêu cầu HS thực hiện theo nhóm. HS đính tranh ảnh sưu tầm vào bảng nhóm và gắn lên khu vực của nhóm (KT phòng tranh)
– HS tham quan – ghi nhận ý kiến của nhóm trong quá trình tham quan.
2. Hoạt động 2: Báo cáo kết quả quan sát
* MT: HS mô tả được các hoạt động đã quan sát và kết quả mà bản thân đã thu nhận được.
* Cách tiến hành:
– GV dành thời gian cho HS trao đổi, thống nhất kết quả quan sát của các nhóm bạn – chất vấn.
– GV nhận xét – kết nội dung – tuyên dương.
* Kết luận.
Hoạt động nối tiếp
Bạn đọc tải file doc đầy đủ đính kèm trong bài viết của THPT Đông Thụy Anh.vn. Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan khác tại mục Dành cho giáo viên thuộc chuyên mục Tài liệu nhé.
Các bài viết liên quan:
- Giáo án Toán lớp 3 sách Chân trời sáng tạo
- Giáo án Tiếng Việt lớp 3 sách Chân trời sáng tạo
- Giáo án môn Toán lớp 3 sách Chân trời sáng tạo năm 2022 – 2023
Tác giả: Trường THPT Đông Thụy Anh
Chuyên mục: Giáo dục