Giáo Dục

Giáo án lớp 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Tất cả các môn

Giáo án lớp 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống tất cả các môn bao gồm: Toán, Tiếng Việt, Đạo Đức và Tự nhiên xã hội, Hoạt động trải nghiệm…………..theo chương trình SGK mới là tài liệu hữu ích cho các thầy cô tham khảo nhằm soạn thảo, chuẩn bị các bài dạy hay và sinh động dành cho học sinh.

Mời các thầy cô click vào từng môn để xem nội dung

Giáo án Toán lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Giáo án Tiếng Việt lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Giáo án Mỹ thuật lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Giáo án Âm nhạc lớp 2 sách Kết nối tri thức

1. Giáo án Tiếng Việt lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

TUẦN 1

Tập đọc (Tiết 1+2)

BÀI 1: TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 2

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

– Đọc đúng các tiếng trong bài. Bước đầu biết đọc đúng lời kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật.

– Hiểu nội dung bài: cảm xúc háo hức, vui vẻ của ácc bạn học sinh trong ngày khai giảng lớp 2.

– Hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong chuyện.

– Có tình cảm quý mến bạn bè, niềm vui khi đến trường; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

– GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

– HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động:

Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

– GV hỏi:

+ Em đã chuẩn bị những gì cho ngày khai giảng?

+ Cảm xúc của em như thế nào?

– GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Khám phá kiến thức

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

– GV đọc mẫu.

Luyện đọc câu: GV gọi HS đọc nối tiếp từng câu.

– Luyện đọc từ khó: loáng, rối rít, ríu rít, rụt rè, níu, vùng dậy, …

Luyện đọc lời nhân vật:

+ GV đọc mẫu lời nhân vật: giọng nhanh, thể hiện sự phấn khích.

+ YC HS luyện đọc.

– Luyện đọc câu dài: Nhưng vừa đến cổng trường,/ tôi đã thấy mấy bạn cùng lớp/ đang ríu rít nói cười/ ở trong sân; Ngay cạnh chúng tôi,/ mấy em lớp 1/ đang rụt rè/ níu chặt tay bố mẹ,/ thật giống tôi năm ngoái.;…

Giải nghĩa từ khó: háo hức, tủm tỉm, ríu rít, rụt rè, ….

Luyện đọc đoạn: GV quan sát, hỗ trợ HS.

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

– GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.11.

– GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.4.

– GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

– Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

– GV đọc diễn cảm toàn bài.

– Gọi HS đọc toàn bài.

– Nhận xét, khen ngợi.

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.

– Gọi HS đọc lần lượt 2 yêu cầu sgk/ tr.11.

– Gọi HS trả lời câu hỏi 1 đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.4.

– Tuyên dương, nhận xét.

– Yêu cầu 2: HDHS đóng vai để luyện nói lời chào tạm biệt, lời chào thầy cô, bạn bè.

– GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

– Gọi các nhóm lên thực hiện.

– Nhận xét chung, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò:

– Hôm nay em học bài gì?

– GV nhận xét giờ học.

HS thảo luận theo cặp.

– 2-3 HS chia sẻ.

– Cả lớp đọc thầm.

– HS đọc nối tiếp.

– HS lắng nghe.

– 2-3 HS đọc.

– 2-3 HS luyện đọc.

– 2-3 HS chia sẻ.

– 3 HS đọc nối tiếp các đoạn.

– HS lần lượt đọc.

– HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

C1: Đáp án đúng: a, b, c.

C2: Bạn ấy không thực hiện được mong muốn vì các bạn khác cũng muốn đến sớm và nhiều bạn đến trước bạn ấy.

C3: Điểm thay đổi: tính cách, học tập, quan hệ bạn bè, tình cảm với thầy cô, trường lớp, …

C4: Thứ tự tranh: 3-2-1.

– HS lắng nghe, đọc thầm.

– 2-3 HS đọc.

– 2-3 HS đọc.

– 2-3 HS chia sẻ đáp án, nêu lí do vì sao lại chọn ý đó.

– HS hoạt động nhóm 4, thực hiện đóng vai luyện nói theo yêu cầu.

– 4-5 nhóm lên bảng.

– HS chia sẻ.

__________________________________________

Tập viết (Tiết 3)

CHỮ HOA A

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

– Biết viết chữ viết hoa A cỡ vừa và cỡ nhỏ.

– Viết đúng câu ứng dựng: Ánh nắng tràn ngập sân trường.

– Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.

– Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

– GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa A.

– HS: Vở Tập viết; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động:

– Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?

– GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Khám phá kiến thức

* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.

– GV tổ chức cho HS nêu:

+ Độ cao, độ rộng chữ hoa A.

+ Chữ hoa A gồm mấy nét?

– GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa A.

– GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.

– YC HS viết bảng con.

– GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

– Nhận xét, động viên HS.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.

– Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.

– GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:

+ Viết chữ hoa A đầu câu.

+ Cách nối từ A sang n.

+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.

* Hoạt động 3: Thực hành luyện viết.

YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa A và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.

– GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

– Nhẫn xét, đánh giá bài HS.

3. Củng cố, dặn dò:

– Hôm nay em học bài gì?

– GV nhận xét giờ học.

1-2 HS chia sẻ.

– 2-3 HS chia sẻ.

– HS quan sát.

– HS quan sát, lắng nghe.

– HS luyện viết bảng con.

– 3-4 HS đọc.

– HS quan sát, lắng nghe.

– HS thực hiện.

– HS chia sẻ.

__________________________________________

Nói và nghe (Tiết 4)

NHỮNG NGÀY HÈ CỦA EM

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

– Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa về kì nghỉ hè của các bạn nhỏ.

– Nói được điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình.

– Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.

– Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

– GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

– HS: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động:

– Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

– GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Khám phá kiến thức

* Hoạt động 1: Kể về điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè.

– GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi:

+ Tranh vẽ cảnh ở đâu?

+ Trong tranh có những ai?

+ Mọi người đang làm gì?

– Theo em, các tranh muốn nói về các sự việc diễn ra trong thời gian nào?

– Tổ chức cho HS kể về kì nghỉ hè, lưu ý chọn những điều nổi bật, đáng nhớ nhất.

– GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

– Nhận xét, động viên HS.

* Hoạt động 2: Cảm xúc của em khi trở lại trường sau kì nghỉ hè.

– YC HS nhớ lại những ngày khi kết thúc kì nghỉ hè, cảm xúc khi quay lại trường học.

– Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.

– Nhận xét, khen ngợi HS.

* Hoạt động 3: Vận dụng:

HDHS viết 2-3 câu về kì nghỉ hè: có thể viết một hoạt động em thích nhất, một nơi em từng đến, cảm xúc, suy nghĩ của em trong kì nghỉ hè, …

– YCHS hoàn thiện bài tập trong VBTTV, tr.4,5.

– Nhận xét, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò:

– Hôm nay em học bài gì?

– GV nhận xét giờ học.

1-2 HS chia sẻ.

– Mỗi tranh, 2-3 HS chia sẻ.

– 1-2 HS trả lời.

– HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.

– HS suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn theo cặp.

– HS lắng nghe, nhận xét.

– HS lắng nghe.

– HS thực hiện.

– HS chia sẻ.

__________________________________________

Tập đọc (Tiết 5 + 6)

BÀI 2: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

– Đọc đúng các tiếng trong bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ trong bài.

– Trả lời được các câu hỏi của bài.

– Hiểu nội dung bài: cần phải biết quý trọng thời gian, yêu lao động; nếu để nó trôi qua sẽ không lấy lại được.

– Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ người, chỉ vật; kĩ năng đặt câu.

– Biết yêu quý thời gian, yêu quý lao động.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

– GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

– HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động:

* Kiểm tra bài cũ

Gọi HS đọc bài Tôi là học sinh lớp 2.

– Nêu những thay đổi khi bạn ấy lên lớp 2?

– Nhận xét, tuyên dương.

Kể lại những việc em đã làm ngày hôm qua?

– GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Khám phá kiến thức

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

– GV đọc mẫu.

Luyện đọc khổ thơ: GV gọi HS đọc nối tiếp từng khổ thơ.

– Luyện đọc từ khó: lịch cũ, nụ hồng, tỏa, hạt lúa, chín vàng, gặt hái, vẫn còn,…

Giải nghĩa từ khó: vở hồng.

Luyện đọc nhóm: GV quan sát, hỗ trợ HS.

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

– GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.14.

– GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1 tromg VBTTV/tr.5.

– GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

– HDHS học thuộc lòng 2 khổ thơ bất kỳ.

– Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

– Gọi HS đọc toàn bài.

– Nhận xét, khen ngợi.

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.

– Gọi HS đọc lần lượt 2 yêu cầu sgk/ tr.14.

– Gọi HS trả lời câu hỏi 1, đồng thời hoàn thiện bài 2 trong VBTTV/tr.5.

– Tuyên dương, nhận xét.

– Yêu cầu 2: HDHS đặt câu với từ vừa tìm được.

– GV sửa cho HS cách diễn đạt.

– YCHS viết câu vào bài 2, VBTTV/tr.6.

– Nhận xét chung, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò:

– Hôm nay em học bài gì?

– GV nhận xét giờ học.

3 HS đọc nối tiếp.

1-2 HS trả lời.

– 2-3 HS chia sẻ.

– Cả lớp đọc thầm.

– HS đọc nối tiếp.

– HS đọc nối tiếp.

– HS lắng nghe.

– Các nhóm luyện đọc theo cặp.

– HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

C1: Bạn nhỏ hỏi bố ngày hôm qua đâu rồi.

C2: Ngày hôm qua ở lại trong hạt lúa mẹ trồng; trên cành hoa trong vườn; nụ hồng lớn thêm mãi, đợi đến ngày tỏa hương, trong vở hồng của em.

C3: Bố dặn bạn nhỏ phải học hành chăm chỉ để “ngày qua vẫn còn”.

– HS thực hiện.

– HS lắng nghe, đọc thầm.

– 2-3 HS đọc.

– 2-3 HS đọc.

– HS nêu nối tiếp.

– HS nêu.

– HS thực hiện.

– HS chia sẻ.

__________________________________________

Chính tả (Tiết 7)

NGHE – VIẾT: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

– Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu.

– Làm đúng các bài tập chính tả.

– Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.

– HS có ý thức chăm chỉ học tập.

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

– GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

– HS: Vở ô li; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động

– Tổ chức cho HS hát

2. Khám phá kiến thức

* Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả.

– GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết.

– Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.

– GV hỏi:

+ Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa?

+ Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai?

– HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con.

– GV đọc cho HS nghe viết.

– YC HS đổi vở soát lỗi chính tả.

– Nhận xét, đánh giá bài HS.

* Hoạt động 2: Bài tập chính tả.

– Gọi HS đọc YC bài 2, 3.

– HDHS hoàn thiện vào VBTTV/ tr.6.

– GV chữa bài, nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò:

– Hôm nay em học bài gì?

– GV nhận xét giờ học.

– 2-3 HS đọc.

– 2-3 HS chia sẻ.

– HS luyện viết bảng con.

– HS nghe viết vào vở ô li.

– HS đổi chép theo cặp.

– 1-2 HS đọc.

– HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo kiểm tra.

– HS chia sẻ.

__________________________________________

Luyện từ và câu (Tiết 8)

TỪ NGỮ CHỈ SỰ VẬT, HOẠT ĐỘNG. CÂU GIỚI THIỆU

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

– Tìm được từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động.

– Đặt được câu giới thiệu theo mẫu.

– Phát triển vốn từ chỉ sự vật, chỉ hoạt động.

– Rèn kĩ năng đặt câu giới thiệu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

– GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

– HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động

2. Khám phá kiến thức

* Hoạt động 1: Tìm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động.

Bài 1:

– GV gọi HS đọc YC bài.

– Bài yêu cầu làm gì?

– YC HS quan sát tranh, nêu:

+ Tên các đồ vật.

+ Các hoạt động.

– YC HS làm bài vào VBT/ tr.6.

– GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

– GV chữa bài, nhận xét.

– Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 2: Viết câu giới thiệu.

Bài 2:

– Gọi HS đọc YC.

– Bài YC làm gì?

– Gọi HS đọc các từ ngữ cột A, cột B.

– GV tổ chức HS ghép các từ ngữ tạo thành câu giới thiệu.

– YC làm vào VBT tr.7.

– Nhận xét, khen ngợi HS.

Bài 3:

– Gọi HS đọc YC bài 3.

– HDHS đặt câu theo mẫu ở bài 2.

– Nhận xét, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò:

– Hôm nay em học bài gì?

– GV nhận xét giờ học.

– 1-2 HS đọc.

– 1-2 HS trả lời.

– 3-4 HS nêu.

+ Tên đồ vật: quần áo, khăn mặt, cặp sách, mũ.

+ Các hoạt động: đi học, viết bảng, chải tóc.

– HS thực hiện làm bài cá nhân.

– HS đổi chéo kiểm tra theo cặp.

– 1-2 HS đọc.

– 1-2 HS trả lời.

– 3-4 HS đọc.

– HS chia sẻ câu trả lời.

– HS làm bài.

– HS đọc.

– HS đặt câu (Tôi là học sinh lớp 2B).

– HS chia sẻ.

__________________________________________

Luyện viết đoạn (Tiết 9 + 10)

VIẾT ĐOẠN VĂN GIỚI THIỆU BẢN THÂN

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

– Viết được 2-3 câu tự giới thiệu về bản thân.

– Tự tìm đọc, chia sẻ với bạn một bài thơ, câu chuyện yêu thích theo chủ đề.

– Phát triển kĩ năng đặt câu giới thiệu bản thân.

– Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua bài thơ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

– GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

– HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động

2. Khám phá kiến thức

* Hoạt động 1: Luyện viết đoạn văn.

Bài 1:

– GV gọi HS đọc YC bài.

– Bài yêu cầu làm gì?

– YC HS quan sát tranh, hỏi:

+ Bình và Khang gặp nhau ở đâu?

+ Khang đã giới thiệu những gì về mình?

– HDHS nói và đáp khi giới thiệu về bản thân.

– GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

– GV gọi HS lên thực hiện.

– Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

– GV gọi HS đọc YC bài.

– Bài yêu cầu làm gì?

– GV đưa ra đoạn văn mẫu, đọc cho HS nghe.

– YC HS thực hành viết vào VBT tr.7.

– GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

– Gọi HS đọc bài làm của mình.

– Nhận xét, chữa cách diễn đạt.

* Hoạt động 2: Đọc mở rộng.

– Gọi HS đọc YC bài 1, 2.

– Tổ chức cho HS tìm đọc một bài thơ, câu chuyện.

– Tổ chức cho HS chia sẻ tên bài thơ, câu chuyện, tên tác giả.

– Tổ chức thi đọc một số câu thơ hay.

– Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS.

3. Củng cố, dặn dò:

– Hôm nay em học bài gì?

– GV nhận xét giờ học.

– 1-2 HS đọc.

– 1-2 HS trả lời.

– 2-3 HS trả lời:

+ Bình và Khang gặp nhau ở sân bóng đá.

+ Khang giới thiệu tên, lớp, sở thích.

– HS thực hiện nói theo cặp.

– 2-3 cặp thực hiện.

– 1-2 HS đọc.

– 1-2 HS trả lời.

– HS lắng nghe, hình dung cách viết.

– HS làm bài.

– HS chia sẻ bài.

– 1-2 HS đọc.

– HS tìm đọc bài thơ, câu chuyện ở Thư viện lớp.

– HS chia sẻ theo nhóm 4.

– HS thực hiện.

– HS chia sẻ.

2. Giáo án Toán lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

BÀI 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

  • Nhận biết đọc cấu tạo thập phân của số, phân tích số (viết dạng 42=40+2)
  • Đọc viết, xếp thứ tự, so sánh được các số đến 100
  • Nhận biết được số chục, số đơn vị của số có 2 chữ số, ước lượng được số đồ vật theo nhóm chục

2. Năng lực

– Năng lực chung: năng lực tư duy, năng lực phán đoán, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp

– Năng lực riêng:

  • Thông qua hoạt động quan sát tranh, hình vẽ… HS nếu được câu hỏi và tự tin trả lời được câu hỏi thích hợp với mỗi tình huống, qua đó bước đầu hình thành năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.
  • Thông qua hoạt động ước lượng số đó vật theo nhóm chục, HS bước đầu làm quen với thao tác ước lượng rồi đếm để kiểm tra ước lượng, qua đó bước đầu hình thành năng lực tư duy, lập luận toán học

3. Phẩm chất

  • Yêu thích môn học, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán
  • Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

– Bộ đồ dùng Toán học 2

– Có thể phóng to hình ở bài tập 1 (trang 8, SGk Toán 2 tập 1) để HS dễ quan sát, ước lượng

2. Đối với học sinh: vở ghi, sgk, dụng cụ học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

– GV trình bày vấn đề: Ở lớp 1 các em đã làm quen với cách đọc và viết số có hai chữ số. Ngày hôm nay cô trò chúng ta cùng ôn tập lại kiến thức này qua một số bài tập.

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Tiết 1

1. Hoạt động 1: Luyện tập 1

a. Mục tiêu: Ôn tập củng cố cách đọc, viết các số có hai chữ số theo phân tích, cấu tạo số. Đồng thời, bổ sung khái niệm ban đầu về số và chữ số, nhận biết số chục, số đơn vị của số có hai chữ số.

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

b. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ GV yêu cầu học sinh chú ‎y sgk

* BT1:

+ Yêu cầu HS nêu, viết được các số hoặc cách đọc số vào các ô có dấu * (đọc, viết số có hai chữ số dựa vào phân tích, cấu tạo số theo chục và đơn vị).

+ GV có thể thêm, bớt số bó chục que tính, số que tính lẻ để HS đọc, viết được các số tương ứng

* BT2:

+ Yêu cầu HS tự tìm được số có hai chữ số khi biết số chục và số đơn vị của số đó.

* BT3:

+ Yêu cầu HS nêu, viết số hoặc cách đọc số vào ô có dấu “2” (dựa vào cấu tạo tháp phần của số đó).

+ GV có thể thay đổi các số chục, số đơn vị để HS thực hiện viết, đọc số tương tự.

* BT4:

Yêu cầu HS quan sát các số, so sánh các số, từ đó trả lời được các câu hỏi của bài toán.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

+ Kết thúc tiết học GV cho HS củng cố bài học (như yêu cầu đã nêu ở đâu tiết học).

* BT1:

Chục

Đơn vị

Viết số

Đọc số

3

4

34

Ba mươi tư

5

1

51

Năm mươi mốt

4

6

46

Bốn mươi sáu

5

5

55

Năm mươi lăm

* BT2:

Nối 66 với “6 chục và 6 đơn vị”,

Nối 70 với “7 chục và 0 đơn vị”;

Nối 48 với “4 chục và 8 đơn vị.

* BT3:

Số gồm

Viết số

Đọc số

5 chục và 7 đơn vị

57

Năm mươi bảy

7 chục và 5 đơn vị

75

Bảy mươi lăm

6 chục và 4 đơn vị

64

Sáu mươi tư

9 chục và 1 đơn vị

91

Chín mươi mốt

* BT4:

Chẳng hạn:

a) Những bông hoa ghi số lớn hơn 60 là các bông hoa ghi số 69 và 89:

b) Những bông hoa ghi so bé Hơn 50 là các bông hoa ghi số 29 và 49;

c) Những bông hoa ghi số vừa lớn hơn 50 vừa bé hơn 60 là các bông hoa ghi số 51 và 58

Kết quả:

a) 89, 69

b) 49, 29;

c) 51,58

Tiết 2

2. Hoạt động 2: Luyện tập 2

a. Mục tiêu: HS nhận biết, phân tích được số có hai chữ số theo số chục và số đơn vị, viết được số có hai chữu số dạng: 35 = 30 + 5 và củng cố về thứ tự, so sánh số có hai chữ số

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ Tùy vào từng bài mà GV tổ chức các hoạt động nhóm, lên bảng hoặc tổ chức trò chơi

* BT1:

+ GV cần lấy ví dụ trước để học sinh hiểu

+ Chia lớp thành các nhóm, thi về thời gian và kết quả

+ Đại diện HS làm bt (trình bày giống mô hình sgk)

* BT2:

+ HS làm bt cá nhân

+ GV khai thác thêm: Tìm số lớn nhất, số bé nhất

* BT3:

+ GV yêu cầu hs nhận biết số chục và đơn vị

+ HS nêu đáp án lên bảng

* BT4:

+ GV hỏi hs cách làm

+ HS giải thích vì sao có đáp án đó

+ GV khai thác thêm: Tìm số lớn nhất, số bé nhất trong các số vừa lập được

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đại diện nhóm trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

BT1:

67 = 60 + 7

59 = 50 + 9

55 = 50 + 5

BT2:

1. 14 < 15 < 19 < 22

2. 22 > 19 > 15 > 14

BT3:

Số

Số chục

Số đơn vị

35

3

5

53

5

3

47

4

7

80

8

0

66

6

6

BT4:

37, 35, 53, 73, 75, 57

Tiết 3

3. Hoạt động 3: Luyện tập 3

a. Mục tiêu: Cho HS làm quen với ước lượng theo nhóm chục, ôn tập, củng cố về phân tích số và bảng số từ 1 đến 100

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* BT1:

+ GV cho HS làm quen với ước lượng theo nhóm chục, ôn tập củng cố về phân tích số và bảng số từu 1 đến 100

+ HS quan sát viên bi xếp không theo thứ tự nào, rồi thử ước lượng viên bi có mấy chục viên, sau đó đếm chính xác số viên bi

+ GV gợi ý cách đếm viên bi: đếm từng viên, đếm theo chục (10 viên)

* BT2:

+ HS ước lượng sau đó đếm chính xác số cà chua trong hình

+ HS làm tương tự như bài 1

* BT3:

– Yêu cầu từ cấu tạo số và phân tích số, HS tự viết được số có hai chữ số thành tổng các chục và đơn vị

* BT4:

– Ở câu a, yêu cầu HS quan sát các số ở mỗi miếng bìa A, B, C, D và các số viết ở mỗi vị trí bị trống trong bảng rồi tìm cách lập các miếng bìa vào vị trí thích hợp trong bảng (theo các màu ở mỗi ô trống tương ứng).

– Ở câu b, yêu cầu HS tìm số lớn nhất trong bốn số ghi ở mỗi miếng bìa A, B, C, D rồi viết các số tìm được đó theo thứ tự từ bé đến lớn.

– GV để HS tự tìm cách lắp ghép các miếng bìa A, B, C, D vào vị trí thích hợp trong bảng. – GV có thể hỏi HS vì sao chọn cách đó.

– GV có thể đưa ra một cách hợp lí nào đó, chẳng hạn: Có thể xuất phát từ mỗi vị trí ở ô trống trong bảng để tìm ra một miếng ghép thích hợp A, B, C, D tương ứng.

– Tuỳ điều kiện phù hợp với đối tượng HS. GV có thể khai thác để củng cố kiến thức về bằng các số từ 1 đến 100 (liên quan đến bổ sung về số và chữ số). Chẳng hạn: “Trong bảng: Những số nào có hai chữ số giống nhau Số nào lớn nhất? Số nào bé nhất Số lớn nhất có một chữ số là số nào? Số bé nhất có một chữ số là số nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

BT1:

Em ước lượng khoảng 35 viên

Em đếm được 38 viên

BT2:

Em ước lượng khoảng 40 quả

Em đếm được 42 quả

BT3:

– 45 gồm 4 chục và 5 đơn vị, viết là 45 = 40 + 5

– 63 gồm 6 chục và 3 đơn vị, viết là 63 = 60 + 3

* BT4:

A – tím

B – đỏ

C – xanh

D – vàng

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

– GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi

Câu 1: Sắp xếp dãy số sau: 12, 84, 47, 21, 15

  • Theo thứ tự từ nhỏ tới lớn?
  • Theo thứ tự từ lớn tới nhỏ?

Câu 2: Số ?

Số

Số chục

Số đơn vị

46

?

?

22

?

?

71

?

?

34

?

?

Câu 3: Từ 3 số dưới đây, em hãy lập số có 2 chữ số. Sắp xếp dãy số đó theo thứ tự từ nhỏ tới lớn: 4 , 1 , 7

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

Câu 1: Sắp xếp dãy số sau: 12, 84, 47, 21, 15

  • Theo thứ tự từ nhỏ tới lớn: 12 < 15 < 21 < 47 < 84
  • Theo thứ tự từ lớn tới nhỏ: 84 > 47 > 21 > 15 > 12

Câu 2: Số?

Số

Số chục

Số đơn vị

46

4

6

22

2

2

71

7

1

34

3

4

Câu 3: 14 < 17 < 41 < 47 < 71 < 74

– GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập

Vấn đáp, kiểm tra miệng

Phiếu quan sát trong giờ học

Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học

Kiểm tra viết

Thang đo, bảng kiểm

Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,…

Kiểm tra thực hành

Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp

3. Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH

BÀI 1: CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Kể được các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ.
  • Vẽ, viết hoặc dán ảnh được các thành viên trong gia đình có hai, ba thế hệ vào sơ đồ.
  • Nói được sự cần thiết của việc quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình và thực hiện được những việc làm thể hiện điều đó.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

Năng lực riêng:

  • ·Bày tỏ được tình cảm của bản thân đối với các thành viên trong gia đình.

3. Phẩm chất

– Bồi dưỡng tình yêu yêu gia đình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV.
  • Một số tranh, ảnh về gia đình.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, vở ghi
  • Một số tranh, ảnh về gia đình

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 1

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV tổ chức cho HS giới thiệu các thành viên trong gia đình mình.

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: HS giới thiệu ngắn gọn từng thành viên trong gia đình theo một số gợi ý: họ tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ.

– GV đặt vấn đề: Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Ngày nay, gia đình lớn thường gồm cặp vợ chồng, con cái của họ và bố mẹ của họ. Mọi người luôn yêu thương, chăm sóc và chia sẻ công việc nhà với nhau. Vậy các em có biết những tình huống thường gặp giữa các thế hệ trong gia đình với nhau như thế nào không? Em đã làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc với gia đình mình? Chúng ta cùng tìm câu trả lời trong bài ngày hôm nay – Bài 1: Các thế hệ trong gia đình.

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Giới thiệu các thành viên trong gia đình Hoa

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các thành viên trong gia đình Hoa; chỉ và nói được các thành viên cùng thế hệ của gia đình Hoa.

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV hướng dẫn HS quan sát Hình 1 sgk trang 6, hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Gia đình Hoa đang đi đâu?

Câu 2: Em hãy nêu các thành viên trong gia đình Hoa từ người nhiều tuổi đến người ít tuổi?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thảo luận nhóm, quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét,

– GV khuyến khích và dẫn dắt nội dung kiến thức để từ đó HS dần hình thành khái niệm “Thế hệ”.

1. Những thành viên trong gia đình Hoa

Câu 1: Gia đình Hoa đang đi chơi công viên.

Câu 2: Các thành viên trong gia đình Hoa từ người nhiều tuổi đến người ít tuổi:

· Ông, bà

· Bố, mẹ

· Hoa và em trai Hoa.

Hoạt động 2: Gia đình Hoa có nhiều thế hệ cùng chung sống

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được các thành viên cùn thế hệ và số thế hệ cùng chung sống trong gia đình Hoa

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV gọi 1 HS đọc câu dẫn mục 2 phần Khám phá: “Gia đình Hoa có nhiều thế hệ cùng chung sống. Những người ngang hàng trên sơ đồ là cùng một thế hệ”.

– GV yêu cầu HS quan sát Hình 2 sgk trang 7, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Gia đình Hoa có mấy thế hệ?

Câu 2: Chỉ và nói các thành viên cùng thế hệ trong gia đình Hoa?

– Gv mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết gia đình có bốn thế hệ xưng hô với nhau như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát hình, thảo luận và trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Đại diện các cặp trình bày ý kiến, các cặp khác nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới:

+ Gia đình 2 thế hệ thường có bố, mẹ và con.

+ Gia đình 3 thế hệ thường có ông, bà, bố, mẹ và con.

2. Gia đình Hoa có nhiều thế hệ cùng chung sống.

Câu 1: Gia đình Hoa có 3 thế hệ.

Câu 2: Các thành viên cùng thế hệ trong gia đình Hoa:

Ông, bà

Bố, mẹ

Hoa và em trai Hoa.

– Nếu gia đình có 4 thế hệ, em sẽ gọi thế hệ thứ nhất là cụ.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được trong mỗi gia đình thường có các thế hệ khác nhau cùng chung sống và sắp xếp được thành viên từng thế hệ trong gia đình mình vào sơ đồ phù hợp.

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– Hướng dẫn HS lựa chọn sơ đồ phù hợp với gia đình mình, sau đó HS viết, vẽ hoặc dán ảnh từng thành viên trong gia đình theo mẫu vào vở.

Lưu ý: Trong trường hợp, SGK không có sơ đồ phù hợp với gia đình HS, GV có thể hướng dẫn để các em vẽ sơ đồ phù hợp rồi viết, vẽ hoặc dán ảnh.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV tổ chức cho HS giới thiệu sơ đồ gia đình mình với bạn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Đại diện 1 – 2 HS trình bày sơ đồ của GĐ mình

– Cả lớp theo dõi, góp ý

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét.

– GV khuyến khích, động viên những HS chưa tự tin. Thông qua việc giới thiệu, HS hiểu rõ hơn về các thế hệ trong gia đình và rèn luyện kĩ năng trình bày trước lớp.

HS lựa chọn sơ đồ phù hợp với gia đình mình để thực hành trả lời câu hỏi. Với những HS sơ đồ trong sgk không phù hợp, GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ vào vở.

Tiết 2

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV tổ chức cho HS: Hát bài hát về gia đình Mẹ và quê hương của nhạc sĩ Nguyễn Quốc Việt.

– Cả lớp cùng hát bài hát

=> GV giới thiệu vào bài mới

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc giữa các thế hệ thành viên trong gia đình và lí giải được vì sao các thành viên cần làm những việc đó.

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV hướng dẫn HS quan sát hình sgk trang 8 thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Kể những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc giữa các thế hệ.

Câu 2: Tại sao mọi người trong gia đình cần yêu thương, chia sẻ với nhau?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát hình, hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét, động viên HS

Câu 1: Những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc giữa các thế hệ:

Ông chơi gấp máy bay cùng các cháu.

Bố bổ hoa quả cho cả nhà cùng ăn

Mẹ bóp vai cho bà.

Câu 2: Mọi người trong gia đình cần yêu thương, chia sẻ với nhau vì: có thế hệ này mới có thế hệ kia: có ông bà mới có bố mẹ, có bố mẹ mới có các con; thể hiện tình yêu thương, lòng biết ơn giữa các thế hệ trong gia đình.

C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS quan sát từng hình vẽ để tìm ra cách ứng xử và hành động đối với mỗi một tình huống được đưa ra.

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm, quan sát các hình 1, 2 phần Thực hành sgk trang 8,9 và trả lời câu hỏi:

Nếu gặp những tình huống sau, em sẽ nói và làm gì?

– GV yêu cầu HS trong nhóm tự phân vai và thể hiện vai diễn về cách ứng xử của nhóm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát hình, thảo luận nhóm, đóng vai xử lí tình huống.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Đại diện một số nhóm xử lí tình huống, các nhóm khác theo dõi nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, khuyến khích HS.

– Tranh 1:

Mẹ ơi con đói

Xin lỗi các con mẹ về muộn quá

Em ăn hoa quả trước đi, con sẽ giúp mẹ nhặt rau để nấu cơm nhanh hơn ạ.

– Tranh 2:

Cháu đọc báo cho ông nghe nhé!

Nam ơi, đi chơi không?

Chờ tớ một lát, tớ đọc báo cho ông nghe xong rồi mình cùng đi chơi nhé.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng những kiến thức đã học để trả lời câu hỏi trong sgk trang 9.

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV tổ chức cho HS hoạt động theo cặp đôi:

+ Kể cho nhau nghe những việc em đã làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đến các thế hệ trong gia đình thông qua việc trả lời các câu hỏi gợi ý (Em đã làm gì để thể hiện sự quan tâm của mình với các thành viên trong gia đình? Khi bố mẹ ốm, em ứng xử thế nào? Em đã làm gì để ông bà vui?…)

+ Nêu những việc em thích làm nhất và giải thích vì sao lại thích làm những việc đó.

+ Nói với bạn lí do vì sao em yêu quý ông bà, bố mẹ, anh chị em và chia sẻ niềm vui khi được sống cùng với ông bà.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Các cặp đôi kể cho nhau nghe về câu chuyện của mình

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Đại diện một số HS kể những việc đã làm

– Cả lớp lắng nghe, góp ý

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét.

=> GV tổng kết: Mỗi gia đình thường có các thế hệ cùng chung sống. Mọi người luôn yêu thương, chăm sóc và chia sẻ công việc nhà với nhau.

E. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú

Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập

Vấn đáp, kiểm tra miệng

Phiếu quan sát trong giờ học

Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học

Kiểm tra viết

Thang đo, bảng kiểm

Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,…

Kiểm tra thực hành

Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp

4. Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

CHỦ ĐỀ: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

BÀI 1: HÌNH ẢNH CỦA EM

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Nhận diện được hình ảnh của bản thân.
  • Quan tâm và thể hiện được hình ảnh thân thiện, vui vẻ của bản thân.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

Năng lực riêng:

  • Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng tình yêu trường học, yêu thầy cô và các bạn.
  • Rèn luyện sự khéo léo, cẩn thận của bản thân qua các sản phẩm tự làm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV.
  • Một tấm gương nhỏ.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS bước vào tìm hiểu bài mới

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV đặt vấn đề: Một ngày ở trường của em như thế nào? Em tham gia những hoạt động gì? Sinh hoạt dưới cờ, hoạt động theo chủ đề hay sinh hoạt lớp, sau giờ học? Hình ảnh thân thiện, vui tươi của em sẽ luôn là hình ảnh mà em muốn lưu lại trong mắt bạn bè, thầy cô. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những hoạt động gắn với hình ảnh các em qua bài học đầu tiên – Bài 1: Hình ảnh của em.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Sinh hoạt dưới cờ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS được tham gia vào hoạt động sinh hoạt chào cơ đầu tuần dưới sân trường.

b. Nội dung: HS nghe giáo viên hướng dẫn và thực hiện.

c. Sản phẩm học tập: Hoạt động thực hành của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động sinh hoạt dưới cờ: Tất cả các HS đứng dậy, nghiêm trang. GV bắt nhịp cho HS hát bài Quốc ca.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS tham gia hoạt động

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS nghiêm trang thực hiện hoạt động dưới cờ, hát to bài hát Quốc ca.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét.

1. Sinh hoạt dưới cờ

HS tham gia hoạt động theo sự tổ chức và hướng dẫn của GV.

Hoạt động 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề

Nhiệm vụ 1: Trò chơi máy ảnh thân thiện

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, tạo cảm xúc vui vẻ cho HS, đồng thời dẫn dắt các em vào hoạt động của chủ đề

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV mời HS chơi theo cặp đôi ngồi cùng bàn. Mỗi bạn sửa soạn quần áo, đầu tóc để bạn bên cạnh làm động tác chụp ảnh mình bằng cách đặt ngón tay trỏ và ngón tay cái ghép vào nhau thành hình vuông mô phỏng chiếc máy ảnh. Mỗi lần chụp, 1 HS sẽ hô: “Chuẩn bị, cười, xoạch!”.

– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: “Nhiếp ảnh gia”, khi em chụp ảnh cho bạn, bạn đã làm gì? Vì sao em lại nhắc bạn cười? Theo em, nếu có ảnh thật thì tấm ảnh ấy thế nào?

Câu 2: “Người mẫu ảnh”, khi được chụp ảnh, em muốn gương mặt mình thế nào? Em muốn tấm ảnh của mình ra sao?

– GV yêu cầu HS thảo luận: Em muốn hình ảnh của mình ra sao trong mắt mọi người?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS hoạt động theo cặp đôi thực hiện yêu cầu.

– GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Đại diện các nhóm báo cáo kết quả hoạt động

– Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV kết luận: Hình ảnh tươi vui, thân thiện của mình là hình ảnh chúng ta luôn muốn lưu lại.

1. Chơi trò máy ảnh thân thiện

– Khi em chụp ảnh cho bạn, bạn đã vui vẻ, cười thật tươi. Em nhắc bạn cười vì như thế bạn sẽ xinh hơn, tươi hơn, tấm ảnh sẽ đẹp hơn.

– Khi được chụp ảnh, em muốn gương mặt mình thật vui vẻ, rạng rỡ, thể hiện được tâm trạng hào hứng, phấn khởi.

Nhiệm vụ 2: Nhận biết hình ảnh thân thiện, tươi vui của em và các bạn

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được hình ảnh thân thiện, tươi vui của em và các bạn

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Quan sát tranh trang sgk trang 6, em hãy nêu những biểu hiện thân thiện, tươi vui của các bạn trong tranh.

Câu 2: Kể những biểu hiện thân thiện, tươi vui của các bạn khác mà em biết.

Câu 3: Liên hệ những biểu hiện thân thiện, tươi vui của em và các bạn trong lớp.

– GV các Hs lên thể hiện sự thân thiện, vui tươi với một người bạn hoặc một người bạn hoặc một nhóm bạn trong lớp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS theo dõi, trả lời câu hỏi

– GV mời 2 HS lên thể hiện tình huống trước lớp, đề nghị HS khác cho lời khuyên.

– GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trả lời câu hỏi, các nhóm HS đóng vai thể hiện sự thân thiện, vui tươi

– GV và HS cùng đánh giá, nhận xét

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Nhận biết hình ảnh thân thiện, tươi vui của em và các bạn

Câu 1: Những biểu hiện thân thiện, tươi vui của các bạn trong tranh:

– Mắt nhìn nhau và nở nụ cười.

– Chào hỏi tươi vui.

– Khoác vai thân thiện.

Câu 2: Những biểu hiện thân thiện, tươi vui của các bạn khác mà em biết:

– Các bạn nữ nắm tay nhau đi vào lớp học.

– Chia sẻ đồ ăn cho bạn.

– Vẫy tay chào mỗi khi đến lớp và khi tan học.

Câu 3: Những biểu hiện thân thiện, tươi vui của em và các bạn trong lớp học:

– Nhìn nhau, cười tươi và vẫy tay chào thân thiện.

– Trao đổi và học hỏi bạn bè về các kinh nghiệm học tập.

Hoạt động 3: Hoạt động sau giờ học

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS có được trải nghiệm cùng người thân ngắm lại những bức ảnh thể hiện sự vui vẻ, thân thiện, hài hước của em để tham gia triển lãm ảnh của tổ.

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu sau khi về nhà, HS cùng người thân ngắm lại những bức ảnh vui của em. Chọn một tấm ảnh hoặc tranh vẽ thể hiện hình ảnh tươi vui, hài hước của em để tham gia triển lãm ảnh của tổ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS về nhà xin bố mẹ một tấm ảnh mà em thích nhất mang đến lớp tham gia triển lãm

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS tìm những tấm ảnh vui tươi của gia đình mình mang đến lớp để tham gia triển lãm.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét.

3. Hoạt động sau giờ học

HS thực hiện yêu cầu của GV khi về nhà.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú

Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập

Vấn đáp, kiểm tra miệng

Phiếu quan sát trong giờ học

Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học

Kiểm tra viết

Thang đo, bảng kiểm

Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,…

Kiểm tra thực hành

Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp

5. Giáo án Mỹ thuật lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

CHỦ ĐỀ 2: SỰ THÚ VỊ CỦA NÉT

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

  • Học sinh biết cách thể hiện nét và sử dụng được yếu tố nét về trang trí sản phẩm mĩ thuật

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

Năng lực chuyên biệt:

  • Tạo được nét bằng nhiều cách khác nhau
  • Củng cố thêm về yếu tố nét và sử dụng trong mô phỏng đối tượng và trang trí sản phầm
  • Vận dụng được tính chất lặp lại của nét tạo nhịp điệu cho sản phẩm
  • Biết sử dụng công cụ phù hợp với vật liệu có sẵn để thực hành SPMT

3. Phẩm chất

  • Yêu thích sử dụng nét trong thực hành
  • Có ‎ thức trao đổi, chia sẻ được cảm nhận về SPMT, TPMT

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

  • Một số tranh, ảnh, đồ vật được trang trí bằng nét;
  • Một số SPMT được trang trí bằng những nét khác nhau
  • Một số đồ vật HS yêu thích để trang trí

2. Đối với học sinh: vở vẽ, sgk, đồ dùng học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Quan sát

1. Mục tiêu:

– HS nhận biết được hình thức biểu hiện của nét trên một số vật dụng và trong SPMT.

– HS nhận biết được các chất liệu thực hiện SPMT có sử dụng yếu tố nét

2. Nội dung:

– HS quan sát, nhận xét và đưa ra ý kiến nhận thức ban đầu về nội dung liên quan đến chủ để từ ảnh, tranh minh hoạ trong sách hoặc tranh, ảnh, SPMT do GV chuẩn bị, trong đó chú trọng đến yếu tố nét

– GV đưa ra những câu hỏi có tính định hướng nhằm giúp HS tư duy và nội dung liên quan đến yếu tố nét cần lĩnh hội trong chủ đề

3. Sản phẩm học tập: HS có nhận thức về hình thức biểu hiện của nét

IV. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS (nhóm cá nhân) quan sát hình trong SGK Mĩ thuật 2, trang 8 – 9 và một số hình ảnh vật dụng, SPMT có sử dụng nét để trang trí (GV chuẩn bị thêm).

– GV đặt câu hỏi giúp HS nhận biết các hình thức biểu hiện của nét trên SPMT

Vĩ dụ:

+ Nét có ở đâu trên SPMT?

+ Nét thể hiện hình ảnh gì?

+ Đó là những nét nào: cong, thẳng, gấp khúc?

+ Em nhận ra SPMT được tạo bằng chất liệu gì?

+ Hãy nêu các vật dụng được trang trí bằng nó mà em quan sát thấy: Đó là những nét nào em đã biết?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét

+ Nét có nhiều trên các SPMT

+ Nét được tạo bằng nhiều cách và được tạo bằng nhiều chất liệu khác nhau

+ Trong một SPMT có thể kết hợp nhiều loại nét khác nhau để thể hiện.

HS có nhận thức về hình thức biểu hiện của nét ở các phương diện:

– Tăng cường khả năng quan sát, nhận biết các nét được trang trí trên các vật dụng hằng ngày và trong các SPMT.

– Biết cách diễn đạt đúng để mô tả về các nét.

Hoạt động 2: Thể hiện

1. Mục tiêu: HS tạo được SPMT làm nổi bật yếu tố nét bằng hình thức vẽ hoặc xé, dân.

2. Nội dung:

– HS có thể tham khảo việc tạo nét bằng hình thức xé, dán để tạo SPMT ở SGK Mĩ thuật 2 trang 10.

– GV có thể thị phạm trực tiếp cho HS quan sát và nhận biết thêm cách thực hiện hoặc xé, cắt, dán giấy màu)

3. Sản phẩm học tập: SPMT làm nổi bật yếu tố nét bằng hình thức yêu thích

III. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV hướng dẫn HS quan sát phần tham khảo cách tạo nét trong SGK Mĩ thuật 2 trang 10 và một số sản phẩm có sử dụng nét để trang trí.

– GV yêu cầu HS thực hành: Sử dụng nét (là chính) để tạo một SPMT yêu thích. Tuỳ vào thực tế lớp học.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ Đại diện một vài HS trình bày nét vẽ.

+ HS khác nhận xét

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét.

+ Có nhiều cách để thể hiện bức tranh có nét là chính.

+ Có nhiều cách khác nhau thể hiện nét trên SPMT

+ Nét làm cho SPMT đẹp và hấp dẫn.

Hoạt động 3: Thảo luận

1. Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức, kĩ năng liên quan đến yếu tố nét và cách tạo nét đã được học ở hai hoạt động trước

2. Nội dung:

– Sử dụng hệ thống câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 2, trang 11

– Bổ sung thêm một số câu hỏi phù hợp với SPMT đã được HS thực hiện ở hoạt động 2

3. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi phù hợp với SPMT được hỏi.

4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– Căn cứ vào SPMT mà HS đã thực hiện, GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm theo những câu hỏi gợi ý trong SGK Mĩ thuật 2, trang 11:

+ Bài thực hành của bạn có những nét gì. Với những nét này, em có thể tạo được những hình gì khác

+ Em thích bài thực hành nào nhất? Hãy chia sẽ về những điều mà em thích trong bài thực hành đó

GV bổ sung thêm các câu hỏi gợi ý

+ Em nhận ra bạn đã sử dụng chất liệu gì để thể hiện?

+ Với những vết thể hiện trong SPMT của bạn, em có thể tạo ra hình ảnh, sản phẩm nào khác

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV có thể gợi ý HS quan sát đường điểm trong SGK Mĩ thuật 2, trang 11 để nhận biết sự lặp lại của hình con voi, bông hoa trong trang trí đường diềm

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét

– GV lưu ý chỉ ra những nguyên lý tạo hình lặp lại nhắc lại nhịp điệu của nét trên hoa tiết

Hoạt động 4: Vận dụng

  1. Mục tiêu: HS thực hành việc vận dụng các yếu tố màu để trang trí một đồ vật mà em yêu thích
  2. Nội dung: HS phân tích các bước dùng net màu để trang trí một chiếc đĩa để biết được quy trình thực hiện một SPMT ứng dụng từ phác thảo hình đến sử dụng nét màu để trang trí
  3. Sản phẩm học tập: Một SPMT là một đồ vật được trang trí bằng nét
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV tổ chức cho HS quan sát phần tham khảo dùng nét trang trí một chiếc đĩa, SGK Mĩ thuật 2, trang 12, gợi ‎ý để HS nhận biết cách thực hiện.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

Tùy vào thực tế lớp học, GV có thể gợi ý cho HS trang trí một đĩa nhựa, tấm thiệp trang trí trên tấm bìa,… bằng màu nước, màu dạ, sợi lên hay đất nặn (trong đó sử dụng nét là chính để trang trí)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm, chia sẻ cảm nhận và giới thiệu sản phẩm theo một số gợi ‎:

+ Bạn đã tạo được sản phẩm gì?

+ Nét được thể hiện ở đâu trên sản phẩm?

+ Em thích sản phẩm nào nhất? Vì sao?

– GV cùng HS nhận xét, đánh giá sản phẩm chủ yếu trên tinh thần động viên, khích lệ HS

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét

GV lưu ‎ý học sinh:

+ Phác hình cân đối trên sản phẩm

+ Có thể chọn và thực hiện kết hợp các nét, màu sao cho nổi bật nội dung thể hiện

III. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập

Vấn đáp, kiểm tra miệng

Phiếu quan sát trong giờ học

Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học

Kiểm tra viết

Thang đo, bảng kiểm

Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,…

Kiểm tra thực hành

Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp

6. Giáo án Âm nhạc lớp 2 sách Kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 2: EM YÊU LÀN ĐIỆU DÂN CA

TIẾT 5: HỌC BÀI HÁT CON CHIM CHÍCH CHÒE

Theo bài Bắc kim thang – Dân ca Nam Bộ

Lời mới: Việt Anh

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

  • Bước đầu hát được giai điệu và lời ca của bài hát “Con chim chích choè”
  • Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo hình tiết tấu 1

2. Năng lực

– Năng lực chung: Hát thuộc lời, đúng cao độ, trường độ bài hát

– Năng lực riêng:

  • Biết thể hiện đúng sắc thái bài hát
  • Cảm nhận được giai điệu, nội dung, sắc thái của bài hát “Con chim chích choè”

3. Phẩm chất:

  • Qua giai điệu, lời ca của bài hát “Con chim chích choè”, học sinh thêm yêu động vật, yêu thiên nhiên, yêu cuộc đời, có những ước mơ đẹp của tuổi học trò

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên: Đàn, cốc, thanh phách

2. Đối với học sinh: vở ghi, sgk, dụng cụ học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

– GV trình bày vấn đề: Trò chơi: Gõ đệm theo hình tiết tấu

– GV thực hiện gõ cốc xuống bàn theo hình tiết tấu trên, HS quan sát và làm theo

– Luân phiên đối đáp giữa các nhóm:

Nhóm 1: gõ cốc (có thể cho HS cầm nghiêng cốc để tạo âm thanh khác biệt)

Nhóm 2: gõ thanh phách

Nhóm 3: gõ bút

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Đọc lời ca

a. Mục tiêu: HS đọc được lời ca của bài hát

b. Nội dung: HS nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh chú y làm theo.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ GV giới thiệu bài hát “Con chim chích chòe” được tác giả Việt Anh viết lại lời ca mới theo bài hát Bắc kim thang (Dân ca Nam Bộ). Bài hát có tính chất vui vẻ, dí dỏm.

+ GV đàn và hát mẫu hoặc sử dụng video. HS nghe, quan sát và nêu cảm nghĩ về bài hát

+ GV gọi hs đọc lời bài hát

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ đọc lời bài hát

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

1. Đọc lời ca

– 2-3 HS đọc lời bài hát trước lớp

– Yêu cầu: đọc rõ ràng, đúng lời

Hoạt động 2: Tập hát

a. Mục tiêu: Giúp học sinh cảm nhận dần được tiết tấu bài hát

b. Nội dung: HS nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh chú y làm theo

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ GV hướng dẫn HS tập chia bài thành 6 câu hát

+ HS tập đọc lời ca theo tiết tấu

+ GV đưa ra bài tập nhóm: Nhận xét tiết tấu lời ca

+ GV hát từng câu trước để học sinh nắm được tiết tấu

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS lắng nghe, tập đọc theo GV

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ Cả lớp cùng tập đọc theo tiết tấu

+ GV gọi đại diện 1 HS đọc trước lớp

+ HS khác nhận xét

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

2. Tập hát

Câu hát 1: Có con chim là chim chích chòe

Câu hát 2: Trưa nắng hè mà đi đến trường

Câu hát 3: Ấy thế mà không chịu đội mũ

Câu hát 4: Tối đến mới về nhà nằm rên

Câu hát 5: Ôi ôi đau quá nhức cả đầu

Câu hát 6: Chích chòe ta cảm liền suốt 3 ngày đêm

– Nhận xét: Từ câu 1 tới câu 5 có tiết tấu giống nhau, chỉ có câu 6 là khác

Hoạt động 3: Hát với nhạc đệm

a. Mục tiêu: HS hiểu được nhịp điệu, hát đúng, hát cùng nhạc đệm

b. Nội dung: HS nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh chú y làm theo

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ GV dạy hát từng câu

+ HS hát đúng tiết tấu và lưu ‎những tiếng có luyến ở nhịp thứ 8, 10, 12

+ GV sử dụng đàn, hoặc hát mẫu chuẩn xác để hs hát đúng

+ GV gọi hs hát theo từng câu sau đó hát cả bài với nhạc đệm

+ GV hướng dẫn học sinh giữ nhịp ổn khi hát

– GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi

1. Tại sao chim chích chòe bị ốm?

2. Hãy thể hiện 1 câu hát trong bài Con chim chích chòe

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS lắng nghe, hát theo nhạc đệm

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV đại diện một vài HS hát theo nhạc đệm

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét.

3. Hát với nhạc đệm

– HS hát từng câu

– HS hát cả bài cùng nhạc đệm

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS luyện tập, học hát kết hợp vận động theo nhịp

b. Nội dung: HS học hát kết hợp vận động theo nhịp

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

– GV thực hiện mẫu, sau đó hướng dẫn HS làm theo.

– GV chia lớp thành 4 nhóm: 2 nhóm hát lời ca, 1 nhóm gõ đệm theo nhịp, 1 nhóm vận động cơ thể theo bài hát (sau đổi luân phiên)

– GV nhận xét, sửa sai cho HS.

– GV gọi 1 nhóm lên biểu diễn bài hát trước lớp

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

– GV tổ chức cho cả lớp hát bài hát:

+ Hát với nhạc đệm

+ Hát kết hợp vận động theo nhịp

– GV gọi một vài HS lên hát, nhận xét và cho điểm

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập

Vấn đáp, kiểm tra miệng

Phiếu quan sát trong giờ học

Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học

Kiểm tra viết

Thang đo, bảng kiểm

Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,…

Kiểm tra thực hành

Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của THPT Đông Thụy Anh.

Tác giả: Trường THPT Đông Thụy Anh

Chuyên mục: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!