Tổng hợp

Để lộ thông tin khách hàng, ngân hàng chịu trách nhiệm gì?

Để lộ thông tin khách hàng, ngân hàng chịu trách nhiệm gì? Khi khách hàng giao dịch, ngân hàng có trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin khách hàng, nhưng nếu thông tin này không may bị tuồn ra ngoài thì phải xử lý thế nào?

1. Để lộ thông tin khách hàng, ngân hàng chịu trách nhiệm gì?

Thông tin khách hàng khi giao dịch tại các ngân hàng được bảo vệ. Nếu ngân hàng để lộ các thông tin này thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật như sau

1.1 Để lộ thông tin khách hàng, ngân hàng bị xử phạt hành chính

Hành vi để lộ thông tin khách hàng, nhân viên ngân hàng sẽ bị xử phạt hành chính theo điều 46 Nghị định 98/2020/NĐ-CP:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

……………..

Chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của người tiêu dùng theo quy định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với trường hợp thông tin có liên quan là thông tin thuộc về bí mật cá nhân của người tiêu dùng.

=> Để lộ thông tin khách hàng, nhân viên ngân hàng sẽ bị phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, nếu thông tin đó là thông tin cá nhân thì mức phạt là 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

1.2 Để lộ thông tin khách hàng bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Để lộ thông tin khách hàng, ngân hàng chịu trách nhiệm gì?

Người có hành vi để lộ thông tin khách hàng nhằm thu lợi bất chính bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 291 Bộ luật Hình sự 2015 về tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng:

1. Người nào thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 20 tài khoản đến dưới 50 tài khoản hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 50 tài khoản đến dưới 200 tài khoản;

b) Có tổ chức;

c) Có tính chất chuyên nghiệp;

d) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng 200 tài khoản trở lên;

b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

=> Để lộ thông tin khách hàng với số lượng tài khoản từ 20 tài khoản hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo tội danh trên với các mức hình phạt khác nhau tùy theo mức độ, mức phạt cao nhất là 07 năm tù giam, phạt tiền 500.000.000 đồng

2. Quy định bảo mật thông tin khách hàng của ngân hàng

Bảo mật thông tin khách hàng là nguyên tắc cơ bản của mỗi ngân hàng, bởi một khi những thông tin này bị lộ ra thì người dùng có nhiều khả năng bị chiếm đoạt, lừa đảo tài khoản

Quy định bảo mật thông tin khách hàng được quy định tại điều 14 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 như sau:

1. Nhân viên, người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được tiết lộ bí mật kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi và các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi, các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.

Tuy nhiên khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin từ các cơ quan nhà nước: Tòa án, thi hành án, thanh tra, cơ quan điều tra… thì ngân hàng có nghĩa vụ cung cấp các thông tin mà các cơ quan này yêu cầu. Khi cung cấp thông tin theo quy định trên thì hành vi đó không được coi là để lộ thông tin khách hàng

Trên đây, THPT Đông Thụy Anh.vn đã trả lời câu hỏi Để lộ thông tin khách hàng, ngân hàng chịu trách nhiệm gì? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

  • Không tuân thủ quy định cách ly phạt thế nào?
  • Trốn không khai báo y tế phạt thế nào?
  • F1 âm tính mấy lần thì F2 được giải phóng?
  • Giãn cách xã hội có được đi làm không?
  • Giãn cách xã hội có được về quê không?
  • Giãn cách xã hội có được đi nơi khác không?
  • Cách ly tại nhà bao nhiêu ngày?

Tác giả: Trường THPT Đông Thụy Anh

Chuyên mục: Hỏi đáp Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!