Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng
Cuộc thi Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Cuộc thi được tổ chức nhằm tưởng niệm 43 năm ngày mất của Chủ tịch Tôn Đức Thắng (30/3/1980-30/3/2023). Qua cuộc thi giúp người lao động, đoàn viên, thanh niên, sinh viên tham gia tìm hiểu rõ hơn về Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
Để tham gia cuộc thi các thí sinh truy cập đường dẫn (tại đây) hoặc quét mã QR trên banner cuộc thi. Lưu ý khi vào dự thi các thí sinh chỉ được làm bài 1 lần nên cần kiểm tra thông tin cá nhân đầy đủ và trả lời đủ 20 câu trắc nghiệm, 1 câu dự đoán.
Cuộc thi được tổ chức từ 15/3/2023 đến hết ngày 27/3/2023.
Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng
Đây là đáp án do THPT Đông Thụy Anh tự làm chỉ mang tính chất tham khảo không phải đáp án chính thức cuộc thi, bạn đọc tham khảo để tìm hiểu thêm những kiến thức về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Tôn.
Câu 1. Bác Tôn sinh vào ngày, tháng, năm nào và mất vào ngày, tháng, năm nào?
A. 30/3/1888 – 20/8/1980.
B. 20/8/1889 – 02/9/1945.
C. 20/8/1888 – 30/3/1980.
D. 20/8/1888 – 02/9/1980
Câu 2. Người thầy đầu tiên dạy chữ nho và đạo lý làm người cho Bác Tôn là ai?
A. Thầy Nguyễn Thượng Hiền.
B. Thầy Nguyễn Thượng Công.
C. Thầy Nguyễn Thượng Khách.
D. Thầy Nguyễn Thượng Tôn.
Câu 3. Bác Tôn tốt nghiệp bậc sơ học vào năm nào? Và rời quê hương An Giang năm bao nhiêu tuổi?
A. Năm 1902, 14 tuổi.
B. Năm 1904, 16 tuổi.
C. Năm 1906, 18 tuổi.
D. Năm 1908, 20 tuổi.
Câu 4. Bác Tôn làm việc tại đâu ở Pháp?
A. Tại xưởng Arsenal, Quân cảng Toulon, miền Nam nước Pháp.
B. Tại xưởng Arsenal, Quân cảng Toulon, miền Bắc nước Pháp.
C. Tại xưởng Arsenal, Quân cảng Toulon, miền Đông nước Pháp.
D. Tại xưởng Arsenal, Quân cảng Toulon, miền Tây nước Pháp.
Câu 5.Tại Sài Gòn, Bác Tôn đã có khoảng thời gian theo học nghề thợ máy tại trường nào?
A. Trường Bá Nghệ.
B. Trường cơ khí Á Châu.
C. Trường kỹ thuật Châu Á.
D. Cả A và B đều đúng.
Bởi Trường cơ khí Á Châu còn có tên gọi khác là Trường Bá Nghệ hay Trường cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng.
Câu 6. Năm 1916, Bác Tôn sang Pháp làm lính thợ và được điều động làm thợ máy trên chiến hạm mang tên gì?
A. Chiến hạm Paris.
B. Chiến hạm France.
C. Chiến hạm Toulon.
D. Chiến hạm Michelle.
Câu 7.Trở về Sài Gòn năm 1920, Bác Tôn đã thành lập tổ chức gì nhằm bênh vực, bảo vệ quyền lợi cho công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn?
A. Tổ chức nghiệp đoàn.
B. Tổ chức công nhân.
C. Tổ chức liên hiệp.
D. Tổ chức Công hội bí mật.
Câu 8. “Bác Tôn là con người vô cùng giản dị, vẫn là người công nhân, vẫn giữ cái búa, cái kìm… và tự chữa lấy xe đạp của Bác. Bác Tôn của chúng ta là một con người như thế, một người công nhân tiêu biểu cho tinh thần cách mạng, đạo đức cách mạng cao quý nhất của giai cấp công nhân, của dân tộc Việt Nam, của Đảng chúng ta, của dân tộc Việt Nam chúng ta”. Câu nói sau đây là của ai?
A. Phạm Văn Đồng
B. Võ Nguyên Giáp
C. Hồ Chí Minh
D. Lê Duẩn
Câu 9. Bạn hãy cho biết các yêu sách của cuộc bãi công của công nhân Ba Son vào tháng 8 năm 1925?
A. Đòi tăng lương 20%; thu lại những người thợ bị sa thải
B. Thu lại những người thợ bị sa thải; Giữ lệ nghỉ trước 30 phút vào các ngày lãnh lương
C. Đòi tăng lương 20%; Thu lại những người thợ bị sa thải; Giữ lệ nghỉ trước 30 phút vào các ngày lãnh lương
D. Giữ lệ nghỉ trước 30 phút vào các ngày lãnh lương.
Câu 10. Bạn hãy cho biết số tù của Bác Tôn khi bị bắt và bị lưu đày tại nhà tù Côn Đảo bao nhiêu năm?
A. 5298.20TF, 14 năm.
B. 5289.20TF, 15 năm
C. 5288.20TF, 16 năm
D. 5299.20TF, 17 năm
Câu 11. Bạn hãy cho biết cuộc bãi công của công nhân Ba Son diễn ra trong bao nhiêu ngày?
A. 7 ngày
B. 8 ngày
C. 9 ngày
D. 10 ngày
Câu 12. Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng Báo Sài Gòn Giải Phóng đã thành lập giải thưởng Tôn Đức Thắng nhằm tôn vinh công nhân, viên chức – lao động thành phố có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất. Giải thưởng này được bắt đầu tổ chức vào năm nào?
A. Năm 2000
B. Năm 2001
C. Năm 2002
D. Năm 2003
Câu 13. “Đồng chí Tôn Đức Thắng là một người con rất ưu tú của Tổ quốc, suốt 50 năm đã không ngừng hoạt động cách mạng. Mười bảy năm bị thực dân Pháp cầm tù, chín năm tham gia lãnh đạo kháng chiến, bốn năm phấn đấu để gìn giữ hòa bình thế giới và đấu tranh cho sự nghiệp thống nhất nước nhà ”. Bạn hãy cho biết câu nói trên của ai?
A. Lê Duẩn.
B. Phạm Văn Đồng.
C. Võ Nguyên Giáp.
D. Hồ Chí Minh.
Câu 14. Bác Tôn được trao giải thưởng Hòa bình Quốc tế Stalin (sau này đổi tên thành giải thưởng Hòa bình Quốc tế Lenin) vào năm nào và tại đâu?
A. Năm 1953, tại Pháp.
B. Năm 1955, tại Anh.
C. Năm 1956, tại Liên Xô.
D. Năm 1957, tại Mỹ.
Câu 15. Bác Hồ tặng Bác Tôn hai câu thơ: “Càng già chí khí càng dai, Chống Mỹ, cứu nước ít ai hơn Già”.Bạn hãy cho biết hai câu thơ này được Bác Hồ tặng Bác Tôn nhân dịp nào?
A. Bác Hồ chúc thọ Bác Tôn 60 tuổi.
B. Bác Hồ chúc thọ Bác Tôn 70 tuổi.
C. Bác Hồ chúc thọ Bác Tôn 80 tuổi.
D. Bác Hồ chúc thọ Bác Tôn 90 tuổi.
Câu 16. Bác Tôn trở về thăm lại quê hương An Giang vào năm nào?
A. 1960
B. 1969
C. 1975
D. 1980
Câu 17. Bạn cho biết đường Tôn Đức Thắng tại Thành phố Hồ Chí Minh được mang tên Bác Tôn vào năm nào?
A. 1980
B. 1981
C. 1982
D. 1989
Câu 18. Từ năm 1927, Công hội bí mật trở thành một cơ sở quan trọng cho sự phát triển của tổ chức nào?
A. Công hội Đỏ.
B. Hội Ái hữu.
C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
D. Hội Tương tế.
Câu 19. Bác Tôn được bầu làm Chủ tịch danh dự Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ mấy?
A. Lần thứ 1
B. Lần thứ 2
C. Lần thứ 3
D. Cả A,B,C đều đúng
Câu 20. Bạn hãy cho biết câu nói sau đây là của ai? “ … Di sản quý giá nhất mà đồng chí Tôn Đức Thắng để lại cho nhân dân là chất người Tôn Đức Thắng, một sản phẩm tổng hợp của chất hào hiệp Nam bộ, chất kiên cường và tài năng sáng tạo Việt Nam, chất tiên phong của giai cấp công nhân, chất cách mạng của người cộng sản, người yêu nước, chất nhân đạo của con người…”
A. Hồ Chí Minh.
B. Võ Nguyên Giáp.
C. Phạm Văn Đồng.
D. Võ Văn Kiệt.
Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Tài liệu chuyên mục Bài thu hoạch, bài dự thi liên quan.
Tác giả: Trường THPT Đông Thụy Anh
Chuyên mục: Giáo Dục