Biểu Mẫu

Báo cáo sơ kết hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ 6 tháng đầu năm 2021

Tải về

Báo cáo sơ kết hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ 6 tháng đầu năm 2021 được THPT Đông Thụy Anh.vn sưu tầm và đăng tải trong bài viết này, là mẫu báo cáo của các đơn vị trường học. Mời các bạn tham khảo.

  • Mẫu báo cáo công tác thanh tra 6 tháng đầu năm

1. Báo cáo sơ kết hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ 6 tháng đầu năm số 1

PHÒNG GDĐT TP …………

TRƯỜNG THCS …………

Số: …………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…………, ngày …..tháng …..năm ……….

BÁO CÁO
Sơ kết công tác bình đẳng giới vì sự tiến bộ của phụ nữ 6 tháng đầu năm ……….

– Căn cứ Kế hoạch số ……… ngày ….tháng ….năm ………. của phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố ………… V/v triển khai công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ năm ………..

Trường THCS ………… báo cáo sơ kết công tác bình đẳng giới vì sự tiến bộ của phụ nữ 6 tháng đầu năm ………. như sau:

I. Tình hình chung

Hiện nay trường có tổng số 29 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó Ban giám hiệu: 02 người; giáo viên trực tiếp đứng lớp: 24 đồng chí; trong đó có 23 đồng chí nữ; Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên luôn có ý thức tự giác thực hiện nội quy, nề nếp, quy chế dân chủ của đơn vị.

Trường có các tổ chức, đoàn thể như: chi bộ đảng (16 đảng viên), chi đoàn (17 đoàn viên), công đoàn (29 CĐV). Các tổ chức, đoàn thể luôn được tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động có hiệu quả.

II. Kết quả công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ (VSTBPN)

1. Triển khai chủ trương, chính sách, pháp luật, chương trình liên quan tới công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới

Theo đó, các hoạt động của Ban đã có sự chuyển hướng kết hợp giữa hoạt động bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Công tác tuyên truyền phổ biến, nâng cao nhận thức về giới trong nhà trường tiếp tục được quan tâm.

2. Tổ chức và hoạt động thưòng xuyên của Ban Bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ

2.1. Công tác tổ chức:

– Đầu năm ………., nhà trường đã xây dựng Kế hoạch Bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ. Kiện toàn Ban chỉ đạo gồm 11 thành viên (QĐ số 12/QĐ-THCS ngày 05/4/……….)

– Ban VSTBPN duy trì việc tổ chức các cuộc họp định kỳ; chấp hành nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo lên cấp trên.

– Hạn chế: Việc cấp kinh phí cho hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ còn quá ít.

2.2. Hoạt động thường xuyên của Ban:

– Ban Bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ thường xuyên tuyên truyền về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ với nhiều hình thức phong phú như triển khai qua các buổi họp, các buổi hoạt động ngoại khoá…

– Các buổi tuyên truyền luôn có đủ lãnh đạo, thành viên Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ, cán bộ, công chức, viên chức nam và nữ tham gia.

– Qua các buổi tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức về giới trong toàn thể CB-GV-NV và học sinh.

– Ban Bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ thường xuyên kiểm tra hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ để kịp thời phát hiện những tồn tại, vướng mắc trong triển khai công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ tại đơn vị.

3. Công tác phối hợp:

– Ban Bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ đã chủ động tham mưu nhà trường xây dựng kế hoạch bình đẳng giới, VSTBPN; tham mưu các báo cáo tổng kết công tác – Ban Bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ.

– Ban Bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ đã quan tâm phối hợp với các đoàn thể tổ chức các hoạt động chăm lo cho cán bộ nữ nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3 và Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 như: Họp mặt, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề, chăm sóc sức khỏe, tham quan, dã ngoại…;

4. Công tác cán bộ nữ

4.1. Công tác tham mưu, đề xuất xây dựng và thực hiện các chính sách nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo.

– Ban Bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ đã tích cực tham mưu nhà trường trong việc bố trí cán bộ nữ vào các chức danh tổ trưởng, tổ phó (06 đ/c); giới thiệu quy hoạch chức danh hiệu trưởng (01 đ/c), phó hiệu trưởng (01đ/c); Ban chấp hành công đoàn (03 đ/c).

4.2. Kết quả thực hiện công tác cán bộ nữ

– Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn: 6/6 là nữ

– BCH Công đoàn: 3/3 là nữ

– Tổ trưởng, tổ phó công đoàn: 6/6 là nữ

– BCH Chi đoàn: 3/3 nữ

4.3 Công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

– Nhà trường đã xây dựng kế hoạch Tháng hành động về Bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực học đường, gia đình.

– Đã tuyên truyền, tập huấn công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái gắn với triển khai Đề án phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-………., tầm nhìn đến năm 2030.

Công tác tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ được chú trọng. Luôn chú trọng đặt ra các điều kiện, chỉ tiêu chăm lo tạo nguồn về phát triển vai trò của phụ nữ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Tạo điều kiện cho cả nam và nữ phát huy quyền làm chủ và bình đẳng trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội và trong gia đình, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

Nhận thức, tư tưởng của CB-GV-NV được nâng cao, đặc biệt là nhận thức về Luật Bình đẳng giới (BĐG); sự quan tâm, chia sẻ và cách ứng xử với phụ nữ và trẻ em gái trong mỗi gia đình, tại cộng đồng và trong đơn vị đã có những bước chuyển biến rõ rệt; vị thế của phụ nữ trong xã hội ngày càng được nâng cao… Nâng cao chất lượng cuộc sống, phát huy nguồn nhân lực nữ, nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức, tạo việc làm, ưu tiên chăm sóc sức khỏe, giáo dục cho trẻ em gái và phụ nữ. Đại bộ phận nữ công nhân viên chức đã thể hiện được năng lực, vai trò và trách nhiệm đối với công việc được giao; trong đó có nhiều phụ nữ tự phấn đấu vươn lên trong học tập, nghiên cứu khoa học kỹ thuật để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn.

Trong gia đình tình trạng bạo hành có giảm, tư tưởng trọng nam khinh nữ từng bước được đẩy lùi.

5. Các vấn đề nổi cộm có tác động, ảnh hưởng đến phụ nữ và trẻ em gái trong lĩnh vực quản lý nhà nước.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế của đất nước đã xuất hiện nhiều thách thức mới, nhiều vấn đề xã hội mới liên quan đến phụ nữ, bao gồm: tình trạng bạo lực giới/bạo lực gia đình đối với phụ nữ; mất cân bằng giới tính khi sinh; tình trạng xâm hại trẻ em và việc thiếu kiến thức, kỹ năng của các bậc cha mẹ trong gia đình; sự suy thoái đạo đức, lối sống trong một bộ phận người dân; ý thức chấp hành pháp luật cũng như một số vấn đề xã hội khác… đã và đang tạo ra nhiều hệ lụy và tác động tiêu cực đến phụ nữ và trẻ em gái.

III. Khó khăn, vướng mắc

– Hoạt động của Ban vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới ở nhiều cơ sở còn lúng túng, hiệu quả chưa cao vì cán bộ phụ trách công tác đều kiêm nhiệm, không có nhiều thời gian đầu tư, nghiên cứu. Việc lồng ghép yếu tố giới vào công tác chuyên môn chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là trong quá trình xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động của địa phương, đơn vị. Từ đó, việc thống kê số liệu nữ tham gia các hoạt động chưa được đầy đủ, ảnh hưởng đến việc đánh giá kết quả thực hiện.

– Biểu hiện định kiến về giới vẫn còn tồn tại trong một bộ phận cán bộ giáo viên; một bộ phận phụ nữ còn tự ti, an phận, khả năng phấn đấu hạn chế. Các cơ sở pháp lý để củng cố về tổ chức, nhân sự thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ tại cơ sở chưa hoàn thiện và khó áp dụng với tình hình thực tế hiện nay.

– Nguồn kinh phí cho hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới còn hạn chế.

IV. Kiến nghị, đề xuất

– Tăng cường nâng cao nhận thức đúng đắn và sự cam kết mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị trong thực hiện bình đẳng giới.

Tăng cường việc giám sát và thực thi các quy định về bình đẳng giới. Tiếp tục, tăng cường năng lực của tổ chức, bộ máy và cán bộ quản lý nhà nước về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ; xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp vừa có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, vừa tâm huyết.

– Tăng cường vai trò chủ động và năng lực tham mưu cho ban nữ công và Ban vì sự tiến bộ phụ nữ trong việc tham mưu lồng ghép giới; chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra công tác bình đẳng giới một cách thường xuyên giúp cho việc nắm bắt tình hình tốt hơn và kịp thời đề xuất các giải pháp giải quyết những vấn đề giới nổi cộm.

1. Phương hướng, nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm ……….

– Tiếp tục phát huy vai trò của phụ nữ; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ; phấn đấu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới.

– Xây dựng và ban hành hướng dẫn, tiêu chí về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới: phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; cộng đồng dân cư an toàn và thân thiện với phụ nữ và trẻ em gái; trường học an toàn, thân thiện, không bạo lực; mô hình địa chỉ tin cậy.

– Phối hợp với các ban, ngành, triển khai các giải pháp thực hiện các mục tiêu Chiến lược và Kế hoạch hành động về bình đẳng giới giai đoạn………

– Tổ chức “Tháng hành động Vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới” năm ………..

– Tập huấn nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới cho Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ.

– Tiếp tục duy trì và tăng cường công tác truyền thông, giáo dục về bình đẳng giới.

– Kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện mục tiêu Chiến lược và Kế hoạch hành động về bình đẳng giói năm ………..

– Tổng hợp báo cáo cáo năm về công tác bình đẳng giới – Vì sự tiến bộ của phụ nữ năm ………..

Nơi nhận:

– Phòng GDĐT;

– Website trường;

– Lưu VT.

HIỆU TRƯỞNG

2. Báo cáo sơ kết hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ 6 tháng đầu năm số 2

BÁO CÁO
Sơ kết hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ 6 tháng đầu năm 20…

I. Tình hình chung của địa phương

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

Hiện nay trường có tổng số … cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó Ban giám hiệu: … người; giáo viên trực tiếp đứng lớp: … người/… nữ/… DTTS; nhân viên: … người/… nữ/… DTTS. Số cán bộ, giáo viên, nhân viên là người đồng bào dân tộc thiểu số: … người. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên luôn có ý thức tự giác thực hiện nội quy, nề nếp, quy chế dân chủ của đơn vị.

Trường có các tổ chức, đoàn thể như: chi bộ đảng (… đảng viên), chi đoàn (… đoàn viên), công đoàn (… CĐV). Các tổ chức, đoàn thể luôn được tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động có hiệu quả.

II. Kết quả công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ (VSTBPN)

1. Triển khai chủ trương, chính sách, pháp luật, chương trình liên quan tới công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới

Trên cơ sở Chiến lược quốc gia vì bình đẳng giới giai đoạn 2011- ………., Ban VSTBPN đã có Kế hoạch Triển khai thực hiện công tác Bình đẳng giới và Vì sự tiến bộ phụ nữ Năm 20… (Số …/KH- LN, ngày … tháng … năm 20…).

Theo đó, các hoạt động của Ban đã có sự chuyển hướng kết hợp giữa hoạt động bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Công tác tuyên truyền phổ biến, nâng cao nhận thức về giới trong nhà trường tiếp tục được quan tâm.

2. Tổ chức và hoạt động thưòng xuyên của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ

2.1. Công tác tổ chức:

– Đầu năm 2018, Ban VSTBPN đã tham mưu nhà trường kiện toàn lại Ban VSTBPN gồm 11 thành viên (QĐ số 25/QĐ- THLN ngày 04/3/2018)

– Ban VSTBPNduy trì việc tổ chức các cuộc họp định kỳ; chấp hành nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo lên cấp trên.

– Hạn chế: Việc cấp kinh phí cho hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ còn quá ít.

2.2. Hoạt động thường xuyên của Ban:

– Ban VSTBPN thường xuyên tuyên truyền về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ với nhiều hình thức phong phú như triển khai qua các buổi họp, các buổi hoạt động ngoại khoá, qua hệ thống phát thanh…

– Các buổi tuyên truyền luôn có đủ lãnh đạo, thành viên Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ, cán bộ, công chức, viên chức nam và nữ tham gia.

– Qua các buổi tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức về giới trong toàn thể CB- GV- NV và học sinh.

– Ban VSTBPNthường xuyên kiểm tra hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ để kịp thời phát hiện những tồn tại, vướng mắc trong triển khai công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ tại đơn vị.

3. Công tác phối hợp:

Ban VSTBPN đã chủ động tham mưu nhà trường xây dựng kế hoạch bình đẳng giới, VSTBPN; tham mưu các báo cáo tổng kết công tác VSTBPN.

– Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ đã quan tâm phối họp với các đoàn thể tổ chức các hoạt động chăm lo cho cán bộ nữ nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3 và Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 như: Họp mặt, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề, chăm sóc sức khỏe, tham quan, dã ngoại…;

4. Công tác cán bộ nữ

4.1. Công tác tham mưu, đề xuất xây dựng và thực hiện các chính sách nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo.

– Ban VSTBPN đã tích cực tham mưu nhà trường trong việc bố trí cán bộ nữ vào các chức danh tổ trưởng, tổ phó (4 cô); giới thiệu quy hoạch chức danh hiệu trưởng (1 cô), phó hiệu trưởng (1 cô); Ban chấp hành công đoàn (2 cô).

4.2. Kết quả thực hiện công tác cán bộ nữ

– Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn: 6/4 nữ

– BCH Công đoàn: 3/2 nữ

– Tổ trưởng, tổ phó công đoàn: 6/5 nữ

– BCH Chi đoàn: 3/2 nữ

4.3. Những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, nguyên nhân và giải pháp đối với công tác cán bộ nữ.

Thực tế cho thấy, việc phụ nữ tham gia các cấp lãnh đạo quản lý nhìn chung vẫn còn hạn chế, chưa xứng đáng với tiềm năng của lực lượng phụ nữ, đặc biệt là ở vị trí chủ chốt. Thực trạng này bắt nguồn từ nhiều yếu tố, trong đó có lý do là còn thiếu sự quan tâm chỉ đạo quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn chưa tốt, việc kiểm tra đôn đốc bố trí cán bộ nữ tham gia lãnh đạo quản lý của cấp uỷ còn chưa sâu sát. Ngoài ra trong xã hội, trong đó có cán bộ, đảng viên có tư tưởng cầu toàn, cào bằng, định kiến hẹp hòi, gia trưởng, khắt khe, thiếu tin tưởng vào khả năng của phụ nữ vẫn còn nặng nề, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ vươn lên. Trong khi đó, phụ nữ đang chịu nhiều áp lực của gánh nặng gia đình, cho nên hạn chế thời gian và tâm huyết lãnh đạo, bản thân một bộ phận phụ nữ vẫn còn mặc cảm tự ti. Những điều này dẫn đến tình trạng đội ngũ cán bộ nữ trong hệ thống chính trị phát triển không bền vững.

5. Công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái

– Nhà trường đã xây dựng kế hoạch Tháng hành động về Bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2017 (số 52/KH- THLN ngày 07/11/2017).

– Đãtuyên truyền, tập huấn công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái gắn với triển khai Đề án phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016- ………., tầm nhìn đến năm 2030.

Công tác tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ được chú trọng. Luôn chú trọng đặt ra các điều kiện, chỉ tiêu chăm lo tạo nguồn về phát triển vai trò của phụ nữ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Tạo điều kiện cho cả nam và nữ phát huy quyền làm chủ và bình đẳng trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội và trong gia đình, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

Nhận thức, tư tưởng của CB- GV- NV được nâng cao, đặc biệt là nhận thức về Luật Bình đẳng giới (BĐG); sự quan tâm, chia sẻ và cách ứng xử với phụ nữ và trẻ em gái trong mỗi gia đình, tại cộng đồng và trong đơn vị đã có những bước chuyển biến rõ rệt; vị thế của phụ nữ trong xã hội ngày càng được nâng cao… Nâng cao chất lượng cuộc sống, phát huy nguồn nhân lực nữ, nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức, tạo việc làm, ưu tiên chăm sóc sức khỏe, giáo dục cho trẻ em gái và phụ nữ. Đại bộ phận nữ công nhân viên chức đã thể hiện được năng lực, vai trò và trách nhiệm đối với công việc được giao; trong đó có nhiều phụ nữ tự phấn đấu vươn lên trong học tập, nghiên cứu khoa học kỹ thuật để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn.

Trong gia đình tình trạng bạo hành có giảm, tư tưởng trọng nam khinh nữ từng bước được đẩy lùi.

6. Các vấn đề nổi cộm có tác động, ảnh hưởng đến phụ nữ và trẻ em gái trong lĩnh vực quản lý nhà nước.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế của đất nước đã xuất hiện nhiều thách thức mới, nhiều vấn đề xã hội mới liên quan đến phụ nữ, bao gồm: tình trạng bạo lực giới/bạo lực gia đình đối với phụ nữ; mất cân bằng giới tính khi sinh; tình trạng xâm hại trẻ em và việc thiếu kiến thức, kỹ năng của các bậc cha mẹ trong gia đình; sự suy thoái đạo đức, lối sống trong một bộ phận người dân; ý thức chấp hành pháp luật cũng như một số vấn đề xã hội khác… đã và đang tạo ra nhiều hệ lụy và tác động tiêu cực đến phụ nữ và trẻ em gái.

Mặc dù tỷ lệ nữ giáo viên chiếm tỷ lệ cao trong tổng số giáo viên của trường do quan niệm định kiến về vai trò giới, về năng lực của nữ và cho rằng phụ nữ cần có nhiều thời gian để làm việc nhà nên ít được tham gia các vị trí lãnh đạo.

Sự tách biệt giới tính trong giáo dục diễn ra giữa các vùng và giữa dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số là khá lớn. Tình trạng này cho thấy sự thiếu bền vững trong tỷ lệ chung đi học của nam và nữ ở bậc trung học cơ sở. Tỷ lệ nữ học sinh vào trung học cở sở thấp hơn mặc dù tỷ lệ tốt nghiệp cao hơn so với nam.

Việc tiếp cận giáo dục của em gái và phụ nữ dân tộc thiểu số ở các vùng sâu, vùng cao còn nhiều khó khăn và trở ngại so với các em trai và nam giới. Tuyệt đại đa số các hiện tượng bỏ học chủ yếu tập trung vào nhóm trẻ em gái và thông thường trong các gia đình nghèo thì các em gái cơ hội đến với trường học thấp hơn nhiều lần so với các em trai. Vì các em phải lao động giúp đỡ gia đình, ít có điều kiện đi học nội trú xa nhà và do tập quán lấy chống sớm.

III. Khó khăn, vướng mắc

– Các quy định về các hình thức xử lý vi phạm về BĐG còn chung chung. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của người phụ nữ.

– Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BĐG chưa nhiều, do đó nhận thức xã hội về giới, BĐG.

– Hoạt động của Ban vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới ở nhiều cơ sở còn lúng túng, hiệu quả chưa cao vì cán bộ phụ trách công tác đều kiêm nhiệm, không có nhiều thời gian đầu tư, nghiên cứu. Việc lồng ghép yếu tố giới vào công tác chuyên môn chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là trong quá trình xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động của địa phương, đơn vị. Từ đó, việc thống kê số liệu nữ tham gia các hoạt động chưa được đầy đủ, ảnh hưởng đến việc đánh giá kết quả thực hiện.

– Biểu hiện định kiến về giới vẫn còn tồn tại trong một bộ phận cán bộ giáo viên; một bộ phận phụ nữ còn tự ti, an phận, khả năng phấn đấu hạn chế. Các cơ sở pháp lý để củng cố về tổ chức, nhân sự thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ tại cơ sở chưa hoàn thiện và khó áp dụng với tình hình thực tế hiện nay.

– Nguồn kinh phí cho hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới còn hạn chế.

VI. Kiến nghị, đề xuất

– Tăng cường nâng cao nhận thức đúng đắn và sự cam kết mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị trong thực hiện BĐG.

Tăng cường việc giám sát và thực thi các quy định về bình đẳng giới. Tiếp tục, tăng cường năng lực của tổ chức, bộ máy và cán bộ quản lý nhà nước về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ; xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp vừa có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, vừa tâm huyết với công tác bình đẳng giới.

– Tăng cường vai trò chủ động và năng lực tham mưu cho ban nữ công và Ban vì sự tiến bộ phụ nữ trong việc tham mưu lồng ghép giới; chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra công tác bình đẳng giới một cách thường xuyên giúp cho việc nắm bắt tình hình tốt hơn và kịp thời đề xuất các giải pháp giải quyết những vấn đề giới nổi cộm.

Tăng cường vận động các nguồn lực về bình đẳng giới và tranh thủ sự hỗ trợ về kỹ thuật, thông tin, tài chính nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu bình đẳng giới./.

V. Phương hướng, nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm …………

– Tiếp tục phát huy vai trò của phụ nữ; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ; phấn đấu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới.

– Xây dựng và ban hành hướng dẫn, tiêu chí về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới: phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; cộng đồng dân cư an toàn và thân thiện với phụ nữ và trẻ em gái; trường học an toàn, thân thiện, không bạo lực; mô hình địa chỉ tin cậy – nhà tạm lánh ở cộng đồng; cơ sở cung cấp dịch vụ.

– Phối hợp với các ban, ngành, triển khai các giải pháp thực hiện các mục tiêu Chiến lược và Kế hoạch hành động về bình đẳng giới giai đoạn ………….

– Tham mưu nhà trường tổ chức “Tháng hành động Vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới” năm ………….

– Tập huấn nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới cho Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ.

– Tiếp tục duy trì và tăng cường công tác truyền thông, giáo dục về bình đẳng giới nhằm chuyển đổi hành vi theo những cách sáng tạo và thiết thực nhằm giảm khoảng cách giới trong các lĩnh vự

– Nhân rộng mô hình “Ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới”…

– Kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện mục tiêu Chiến lược và Kế hoạch hành động về bình đẳng giói năm ………….

– Tổng hợp báo cáo cáo năm về công tác bình đẳng giới – VSTBPN năm ………….

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục Giáo dục – Đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Tác giả: Trường THPT Đông Thụy Anh

Chuyên mục: Biểu mẫu Giáo dục – Đào tạo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!