Giáo Dục

Quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng, cho được gọi là?

Quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng, cho được gọi là quyền gì? Công dân có những quyền mua, bán, tặng, cho tài sản của mình. Vậy những hành động này thuộc quyền nào? Cùng THPT Đông Thụy Anh.vn tìm hiểu nhé.

1. Quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng, cho được gọi là?

Quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng, cho được gọi là quyền định đoạt

2. Quyền định đoạt là gì?

Quyền định đoạt là gì?

Quyền định đoạt là một nội dung của quyền sở hữu tài sản. Quyền định đoạt được định nghĩa theo điều 192 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS) như sau:

Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

Quyền định đoạt bao gồm quyền định đoạt của chủ sở hữu và quyền định đoạt của người không phải chủ sở hữu

Quyền định đoạt bị hạn chế trong các trường hợp:

Điều 196. Hạn chế quyền định đoạt

1. Quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do luật quy định.

2. Khi tài sản đem bán là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua.

Trường hợp cá nhân, pháp nhân có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định theo quy định của pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho các chủ thể đó.

3. Quyền chiếm hữu bao gồm

Cũng giống như quyền định đoạt, quyền chiếm hữu là một trong những nội dung của quyền sở hữu, bao gồm:

  • Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu

Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

  • Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản

1. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.

2. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 của BLDS

  • Quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự

1. Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch.

2. Người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng ý.

3. Người được giao tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 của BLDS

Trên đây THPT Đông Thụy Anh.vn đã trả lời câu hỏi Quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng, cho được gọi là? Việc nắm rõ nội dung các quyền có ý nghĩa quan trọng với mỗi công dân. Mỗi công dân đều có những quyền của mình được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Các bạn phải biết quyền của mình là gì, nội dung những quyền của mình để tự bảo vệ lợi ích hợp pháp của bản thân và không làm những hành vi vượt quá quyền của mình hay xâm phạm các quyền của người khác.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của THPT Đông Thụy Anh

Các bài viết liên quan:

    Tác giả: Trường THPT Đông Thụy Anh

    Chuyên mục: Giáo Dục

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button

    Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

    Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!