Tổng hợp

Con dưới 18 tuổi có được đứng tên trên sổ đỏ không?

Con dưới 18 tuổi có được đứng tên trên sổ đỏ không? Quy định về độ tuổi được đứng tên trên sổ đỏ như thế nào? Thủ tục làm sổ đỏ ra sao? Đây là những câu hỏi nhiều người còn băn khoăn, thắc mắc. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

1. Điều kiện tham gia giao dịch dân sự

Bộ luật Dân sự 2015 quy định 04 mốc độ tuổi mà theo đó có những điều kiện tham gia giao dịch, nhất là giao dịch về bất động sản là khác nhau:

  • Chưa đủ 06 tuổi thì giao dịch sẽ do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện (thay mặt).
  • Từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
  • Từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký (phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý).
  • Từ đủ 18 tuổi trở lên thì cá nhân tự mình xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự mà pháp luật không cấm.

2. Dưới 18 tuổi có được đứng tên trên sổ đỏ?

Hỏi:

Con dưới 18 tuổi có được đứng tên trên sổ đỏ không? Chồng tôi năm nay 35 tuổi, vừa qua đời tháng 10/2017. Hiện nay con trai tôi mới có 10 tuổi thì có được đứng tên trên sổ đỏ hay không? Trước khi mất thì chồng tôi có tài sản riêng nhưng không có di chúc để lại, vậy phần tài sản này mẹ con tôi có được hưởng không? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn!

Điều kiện đứng tên sổ đỏ

Trả lời:

  • Thứ nhất về đứng tên trên sổ đỏ của con dưới 18 tuổi:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật đất đai năm 2013:

“Điều 5. Người sử dụng đất

Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:

1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);

2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);

Như vậy, người sử dụng đất bao gồm nhiều đối tượng, trong đó có cá nhân trong nước. Bên cạnh đó pháp luật đất đai không quy định cụ thể độ tuổi của cá nhân được đứng tên sử dụng đất, do đó con trai bạn dưới 18 tuổi nhưng vẫn có quyền đứng tên sử dụng đất bởi pháp luật đất đai không quy định về độ tuổi đứng tên Sổ đỏ mà chỉ cần người đó có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất là được cấp và đứng tên Sổ đỏ.

Mặc dù vậy, pháp luật dân sự quy định năng lực hành vi dân sự theo độ tuổi. Với người dưới 18 tuổi không được tự mình thực hiện các giao dịch liên quan đến bất động sản mà phải có sự đồng ý của của người đại diện (người chưa thành niên mà có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở…thông qua nhận thừa kế, nhận tặng cho nếu người đại diện đồng ý thì vẫn được đứng tên ngay thời điểm nhận thừa kế, tặng cho – dù chưa đủ 18 tuổi).

Trong trường hợp con bạn chưa đủ tuổi thành niên thì khi cấp sổ đỏ, phần thông tin chủ sử dụng đất sẽ ghi nhận tên của con bạn và số giấy khai sinh theo điểm a Khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT: Nếu cấp cho cá nhân trong nước nước thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “Giấy khai sinh số….”.

Do vậy, con dưới 18 tuổi vẫn có quyền đứng tên trên sổ đỏ nếu nhận được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của họ.

  • Thứ hai về quyền thừa kế:

Theo thông tin bạn cung cấp thì chồng bạn có tài sản riêng và khi chồng bạn mất thì không có di chúc để thừa kế thì tài sản thừa kế sẽ được chi theo quy định của pháp luật cho các đối tượng thuộc các hàng thừa kế theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015:

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Như vậy, bạn và con trai là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của chồng bạn, do đó hai mẹ con bạn vẫn được hưởng di sản thừa kế của chồng bạn. Tuy nhiên, ngoài hai mẹ con bạn thì bố, mẹ chồng bạn nếu còn sống cũng là những người được hưởng di sản thừa kế.

Trên đây là ý kiến tư vấn cá nhân của THPT Đông Thụy Anh.vn. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Đơn xin tách thửa hoặc hợp thửa đất, Đơn đề nghị đính chính thông tin sổ đỏ từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang THPT Đông Thụy Anh.vn.

Tác giả: Trường THPT Đông Thụy Anh

Chuyên mục: Hỏi đáp Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!