Giáo Dục

Đề thi Lịch sử lớp 8 cuối học kì 2

Tải về

Đề thi Lịch sử lớp 8 cuối học kì 2 trong bài viết sau đây của THPT Đông Thụy Anh bao gồm đề thi Lịch sử lớp 8 học kì 2 2021-2022 trắc nghiệm, đề thi lịch sử lớp 8 học kì 2 2020-2021 tự luận, đề thi cuối học kì 2 môn lịch sử lớp 8 có đáp án chi tiết sẽ giúp các em học sinh ôn tập thật tốt cho kỳ thi cuối học kỳ 2 môn Lịch sử.

Ma trận đề thi học kì 2 Lịch sử 8

Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TC
TN TL TN TL Vận dụng VD Cao

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1858 – cuối TK XIX)

– Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

– “Chiếu Cần vương”.

Người lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa Hương Khê.

– Nội dung những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ thứ XIX.

– Phong trào Cần Vương.

– Quá trình xâm lược của thực dân Pháp.

Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ :%

1

1.0

10%

2

2.0

20%

1

1.5

15%

4

4.5

45%

Xã hội Việt Nam

(1897 – 1918)

Xã hội Việt Nam phân hóa như thế nào sau chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?

Con đường tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì độc đáo khác với lớp người đi trước?

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ :%

1

2.5

25%

1

3.0

30%

2

5.5

55%

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ :%

1

1.0

10%

1

2.5

25%

2

2.0

20%

1

1.5

15%

1

3.0

30%

6

10đ

100%

Đề thi Lịch sử 8 học kì 2

Câu 1: Khoanh tròn chữ cái đầu câu đáp án đúng.

1. “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là câu nói của ai?

A. Nguyễn Đình Chiểu

B. Nguyễn Tri Phương

C. Nguyễn Hữu Huân

D. Nguyễn Trung Trực

2. Hiệp ước nào đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập?

A. Hiệp uớc Nhâm Tuất

B. Hiệp uớc Giáp Tuất

C. Hiệp ước Pa-tơ-nốt

D. Hiệp ước Hác-măng

3. “Chiếu Cần vương” ra đời trong thời gian nào? Tại đâu?

A. 13/6/1883 tại Tân Sở (Quảng Trị)

B. 13/6/1883 tại Phú Gia (Hà Tĩnh)

C. 13/7/1885 tại Tân Sở (Quảng Trị)

D. 13/7/1885 tại Phú Gia (Hà Tĩnh)

4. Người lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là

A. Phan Đình Phùng

B. Phạm Bành

C. Nguyễn Thiện Thuật

D. Hoàng Hoa Thám

Câu 2: Bằng kiến thức Lịch sử đã được học, hãy chọn từ (dân tộc; nhân dân; triều Nguyễn; Cần vương) thích hợp điền vào chỗ trống …. để được câu có nội dung đúng.

Sau Hiệp ước 1884 và cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế, triều đình hoàn toàn đầu hàng. Nhân dân tiếp tục chiến đấu dưới ngọn cờ (1)……………………. Chiếu Cần vương đã gắn quyền lợi của (2)………………………….. với quyền lợi của (3)………………… nên đã được (4)……………………… tích cực ủng hộ.

Câu 3 : Hãy kết nối một thông tin ở cột A với một thông tin ở cột B để được nội dung đúng (ghi kết quả kết nối ở cột C).

A

(Sự kiện lịch sử)

B

(Mốc thời gian)

C

(Kết quả kết nối)

1- Pháp nổ sung tấn công Gia Định

a- 1/9/1858

1 + …….

2- Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam

b- 17/2/1859

2 + …….

3- Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất

c- 20/11/1873

3 + …….

4- Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai

d- 25/4/1882

4 + …….

PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1 : (1.5 điểm) Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?

Câu 2 : (2.5 điểm) Xã hội Việt Nam phân hóa như thế nào sau chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?

Câu 3 : (3.0 điểm) Con đường tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì độc đáo khác với lớp người đi trước?

Đáp án đề thi Lịch sử 8 học kì 2

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Trả lời đúng mỗi ý được 0.25đ

– Câu 1: 1A; 2C; 3C; 4D.

– Câu 2: (1) Cần vương; (2) triều Nguyễn; (3) dân tộc; (4) nhân dân

– Câu 3: 1 + b; 2 + a; 3 + c; 4 + d .

PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

1

Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược

1.5 điểm

Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét nguyên liệu.

0,5

Việt Nam lại là nước có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên.

0,5

Chế độ phong kiến ở Việt Nam lại đang ở vào giai đoạn khủng hoảng, suy yếu

0,5

2

Xã hội Việt Nam phân hóa như thế nào sau chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp

2.5 điểm

Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng và trở thành chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất phải vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền.

Tầng lớp tư sản đã xuất hiện, có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn… bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép.

Tiểu tư sản thành thị cũng là tầng lớp mới xuất hiện, bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Họ có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc,… nên sớm giác ngộ và tích cực tham gia các phong trào cứu nước.

Giai cấp công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp,… lương thấp nên đời sống khổ cực. Đây là giai cấp có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống đế quốc, phong kiến.

3

Con đường tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì độc đáo khác với lớp người đi trước?

3.0 điểm

– Các bậc tiền bối mà tiêu biểu là Phan Bội Châu đã lựa chọn con đường cứu nước đó là đi sang phương Đông, chủ yếu là Nhật Bản vì ở đó từng diễn ra cuộc cải cách Minh Trị làm cho Nhật thoát khỏi thân phận thuộc địa; vì Nhật đã đánh bại đế quốc Nga trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật (1905-1907) và Nhật Bản còn là nước “đồng văn, đồng chủng” với Việt Nam.

0,5

– Đối tượng mà cụ Phan Bội Châu gặp gỡ là những chính khách Nhật để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp. Phương pháp của cụ là vận động tổ chức giai cấp, cùng các tầng lớp trên để huy động lực lượng đấu tranh bạo động.

0,5

– Còn Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường sang phương Tây, nơi được mệnh danh có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học kỹ thuật, có nền văn minh phát triển.

0,5

– Nguyễn Ái Quốc đi vào tất cả các giai cấp, tầng lớp, đi vào phong trào quần chúng, giác ngộ, đoàn kết họ đứng lên đấu tranh giành độc lập thực sự bằng sức mạnh của mình là chính

0,75

– Người luôn đề cao học tập, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm cách mạng mới nhất của thời đại và Người đã bắt gặp chân lý cách mạng Tháng Mười Nga, đây là con đường cứu nước đúng đắn nhất với dân tộc ta.

0,75

Để xem đầy đủ nội dung bộ đề thi cuối học kì 2 lớp 8 môn Lịch sử, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập – Tài liệu của THPT Đông Thụy Anh.

Tác giả: Trường THPT Đông Thụy Anh

Chuyên mục: Giáo Dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!