Giáo Dục

Lao động trừu tượng là gì?

Lao động trừu tượng là gì? Lao động là hoạt động quan trọng của con người trong đời sống. Lao động gồm lao động trừu tượng và lao động cụ thể. Cùng THPT Đông Thụy Anh.vn tìm hiểu các loại hình lao động và phân công lao động xã hội nhé.

1. Lao động trừu tượng là gì?

Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa khi đã gạt bỏ những hình thức cụ thể của nó, nói cách khác, đó chính là sự tiêu hao sức lao động (tiêu hao sức bắp thịt, thần kinh) của người sản xuất hàng hóa nói chung.

Lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa mới tạo ra giá trị của hàng hóa. Như vậy, giá trị của hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Đó cũng chính là mặt chất của giá trị hàng hóa.

2. Lao động cụ thể là gì?

Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi một lao động cụ thể có mục đích, phương pháp, công cụ lao động, đối tượng lao động và kết quả lao động riêng. Chính những cái riêng đó phân biệt các loại lao động cụ thể khác nhau. Chẳng hạn, lao động của người thợ may và lao động của người thợ mộc là hai loại lao động cụ thể khác nhau

3. Lao động cụ thể là nguồn gốc của?

Lao động cụ thể là nguồn gốc của của cải

4. Lao động phức tạp là gì?

Lao động cụ thể là nguồn gốc của?

Lao động phức tạp là lao động trải qua huấn luyện, đào tạo, lao động thành thạo

Lao động phức tạp chỉ là bội số của lao động giản đơn, hay nói cho đúng hơn, là lao động giản đơn được nhân bội lên, thành thử một số lượng lao động phức tạp nhỏ hơn thì tương đương với một số lượng lao động giản đơn lớn hơn

Sản phẩm của một giờ lao động phức tạp là một hàng hoá có giá trị cao hơn, gấp đôi hay gấp ba lần so với sản phẩm của một giờ lao động giản đơn.

5. Phân công lao động xã hội

Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội thành các ngành nghề khác nhau của nền sản xuất xã hội.

Nói một cách học thuật hơn thì phân công lao động xã hội (tiếng Anh: Social division of labor) là sự chuyên môn hóa lao động, tức là chuyên môn hóa sản xuất giữa các ngành, trong nội bộ từng ngành và giữa các vùng trong nền kinh tế quốc dân.

Phân công lao động xã hội có tác dụng rất to lớn. Nó là đòn bẩy của sự phát triển công nghệ và năng suất lao động; cùng với cách mạng khoa học và công nghệ, nó góp phần hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế hợp lí.

6. Năng suất lao động

Năng suất lao động thường được định nghĩa là số lượng sản phẩm (GDP) được tạo ra trên một đơn vị người lao động làm việc (hoặc trên mỗi giờ lao động).

Ví dụ: Mỗi giờ người thợ may may được 2 cái áo thì năng suất lao động của người thợ may là 2 cái áo/giờ

Theo hướng dẫn về đo lường năng suất của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế), năng suất lao động dựa trên giá trị gia tăng là thông số phổ biến nhất để tính toán năng suất lao động.

THPT Đông Thụy Anh vừa giải thích cho bạn đọc thế nào là lao động trừu tượng, lao động cụ thể, năng suất lao động và phân công lao động xã hội. Con người phải lao động để tiếp diễn cuộc sống, xã hội cũng cần lao động để phát triển. Do đó, vai trò của lao động trong đời sống là vô cùng quan trọng.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của THPT Đông Thụy Anh

Các bài viết liên quan:

    Tác giả: Trường THPT Đông Thụy Anh

    Chuyên mục: Giáo Dục

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button

    Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

    Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!