Giáo Dục

32 mẫu mở bài Người lái đò sông Đà hay chọn lọc

Mở bài Người lái đò sông Đà – Viết mở bài Người lái đò sông Đà sao cho hay và ấn tượng là điều các thí sinh cần lưu ý để đạt điểm cao trong các bài thi. Chỉ còn ít ngày nữa các thí sinh sẽ chính thức bước vào kỳ thi THPT 2022. Trong bài viết này THPT Đông Thụy Anh xin chia sẻ đến các bạn đọc các mẫu mở bài trực tiếp Người lái đò sông Đà, mở bài Người lái đò sông đà thơ mộng trữ tình, mở bài Người lái đò sông Đà học sinh giỏi, mở bài sông Đà hung bạo… hay và chi tiết giúp các em có thêm tài liệu ôn thi THPT 2022 môn Ngữ Văn.

  • Vợ chồng A Phủ liên hệ với những tác phẩm nào?
  • Đáp án Văn THPT quốc gia 2022
  • Top 23 mẫu kết bài Người lái đò sông Đà hay chọn lọc
  • Top 5 bài cảm nhận vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của con sông Đà siêu hay
  • Top 6 bài phân tích hình tượng con sông Đà trong Người lái đò sông Đà hay nhất

Tùy bút “Người lái đò sông Đà” là 1 trong 15 tùy bút thuộc tập “Sông Đà”- được coi là 1 trong những áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của nhà văn Nguyễn Tuân. Tác phẩm người lái đò sông Đà được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 12 và một trong số các tác phẩm trọng tâm thi Ngữ văn tốt nghiệp THPT các năm. Chính vì vậy các bạn học sinh cần nắm vững cách viết mở bài người lái đò sao cho hay và gây ấn tượng với người đọc để đạt điểm cao trong các kì thi quan trọng. Sau đây là gợi ý mẫu mở bài Người lái đò sông Đà siêu hay, mời các bạn cùng tham khảo.

Mở bài Người lái đò sông Đà

Mở bài Người lái đò sông Đà học sinh giỏi

1. Mở bài Người lái đò sông Đà học sinh giỏi – Bài mẫu 1

Nhắc về các tác giả lớn của văn học Việt Nam, đọng lại trong bạn là những ai? Phải chăng bạn ấn tượng, say mê trước những dòng thơ tình đắm say của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu, hay xúc cảm trước ngòi bút có cái gai góc, lạnh lùng của Nam Cao khi viết về người nông dân. Có rất nhiều tác giả chọn cho mình một đề tài để sáng tác mà ta gọi đó là sở trường và trở thành dấu ấn của riêng tác giả. Trên thi đàn văn học, hiếm cây bút “tham lam” như Nguyễn Tuân. Dẫu có đọc bao nhiêu thì vẫn khiến người ta phải ồ lên trước sức sáng tạo dồi dào của ông. Bút kí “Người lái đò Sông Đà” cũng là tiếng ồ ngân vang của bạn đọc.

2. Mở bài Người lái đò sông Đà học sinh giỏi – Bài mẫu 2

Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn của văn học hiện đại Việt Nam thế kỉ XX. Trước cách mạng tháng 8 tên tuổi của ông được biết đến thông qua tác phẩm “Vang bóng một thời”, “Một chuyến đi”,…Sau cách mạng tháng 8, ông chuyển sang thể loại tùy bút và thành công nhất ở thể loại này chính là tùy bút “Người lái đò sông Đà”. Tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc không chỉ ở hình tượng con sông Đà “hung bạo, trữ tình” mà còn bởi hình tượng người lái đò hiên ngang trên thác dữ.

Người lái đò sông Đà là một thiên tùy bút xuất sắc được in trong tập Sông Đà (1960) của Nguyễn Tuân. Đó là kết quả của nhiều dịp đi và viết về Tây Bắc trong thời kì kháng chiến chống Pháp của ông. Tác phẩm là một thiên tùy bút mang đậm phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Người nghệ sĩ tài hoa đã dùng cây bút của mình để khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước và con người lao động Việt Nam.

3. Mở bài Người lái đò sông Đà học sinh giỏi – Bài mẫu 3

“Người lái đò sông Đà” là thiên tùy bút rút trong tập “Sông Đà” (1960) của Nguyễn Tuân. Đây là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được trong chuyến đi thực tế đến Tây Bắc năm 1958. Trong chuyến đi này, tác giả đã có cơ hội sống với những khoảnh khắc thân thuộc nhất, hào hứng nhất của người nghệ sĩ trong ông. Ông cảm nhận được “thứ vàng mười đã qua thử lửa” của những người lao động bình dị trên miền sông nước hùng vĩ và thơ mộng. Thật đúng khi cho rằng “thiên tùy bút là bài ca về vẻ đẹp của người lao động trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”, mà điển hình, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, là hình tượng người lái đò vừa là người anh hùng, vừa là người nghệ sĩ tài ba trong nghề của mình.

Mở bài phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà

1. Mở bài phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà – Mẫu 1

Nói đến Nguyễn Tuân là người ta nghĩ ngay đến một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp. Cái đẹp trong các tác phẩm của ông phải là cái đẹp đạt đến độ hoàn thiện, hoàn mỹ. Sự nghiệp cầm bút của Nguyễn Tuân đạt được rất nhiều thành tựu kể cả trước và sau cách mạng. “Người lái đò sông Đà” trích từ tập tùy bút “Sông Đà” là một trong những sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám.

2. Mở bài phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà – Mẫu 2

Tác phẩm Người lái đò sông Đà là bút ký đầy sáng tạo, tiêu biểu cho phong cách độc đáo của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng tám: Uyên bác, tài hoa, không quản gian lao vất vả để có được những dòng bút ký, đậm cảm giác chân thực, sức liên tưởng phong phú đem đến cho người đọc người nghe cảm nhận về một tâm hồn khao khát hòa nhập với nhịp động phát triển của đất nước của cuộc đời.

3. Mở bài phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà – Mẫu 3

Nguyễn Tuân sinh năm 1910, mất năm 1987 là một nhà nghệ sĩ lớn của dân tộc Việt Nam. Vốn là một người tri thức giàu lòng yêu nước lại am hiểu sâu rộng nền văn hoá dân tộc, ông viết nên những tác phẩm rất mực uyên bác và giàu giá trị. Nếu như trước cách mạng, văn học của Nguyễn Tuân chạm đến lòng người bởi vẻ đẹp tài hoa của những con người “một thời vang bóng” như Huấn Cao thì sau cách mạng, Nguyễn Tuân khiến người đọc rung cảm bởi sự tinh tế và tài năng trong việc vẽ nên những nét đẹp gân guốc nhưng gần gũi, bình dị với thiên nhiên và đời sống con người. Tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” là một thành công tiêu biểu cho phong cách văn học ấy.

4. Mở bài phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà – Mẫu 4

Nguyễn Tuân được biết đến là một cây bút tài hoa, uyên bác, cả đời say mê tìm kiếm vẻ đẹp của cuộc sống. Ông có sở trường về thể loại tuỳ bút. Một trong những sáng tác tiêu biểu của ông là tùy bút “Người lái đò sông Đà”. Tác phẩm dường như đã khắc họa vẻ đẹp đa dạng vừa hung bạo vừa trữ tình của con sông Đà và ca ngợi người lái đò giản dị mà kì vĩ trên dòng sông.

5. Mở bài phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà – Mẫu 5

“Người lái đò sông Đà” là thiên tùy bút rút trong tập “Sông Đà” (1960) của Nguyễn Tuân. Đây là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được trong chuyến đi thực tế đến Tây Bắc năm 1958. Trong chuyến đi này, tác giả đã có cơ hội sống với những khoảnh khắc thân thuộc nhất, hào hứng nhất của người nghệ sĩ trong ông. Ông cảm nhận được “thứ vàng mười đã qua thử lửa” của những người lao động bình dị trên miền sông nước hùng vĩ và thơ mộng. Thật đúng khi cho rằng “thiên tùy bút là bài ca về vẻ đẹp của người lao động trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”, mà điển hình, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, là hình tượng người lái đò vừa là người anh hùng, vừa là người nghệ sĩ tài ba trong nghề của mình.

6. Mở bài phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà – Mẫu 6

Nguyễn Tuân là một trong những gương mặt tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Mỗi tác phẩm của ông là một bài ca về cái đẹp của con người, của cuộc sống với tư tưởng, tình cảm gắn bó quê hương. Nguyễn Tuân được người đọc đặc biệt chú ý về phong cách nghệ thuật rất riêng và rất độc đáo của ông. “Người lái đò Sông Đà”, đó là một bài tùy bút, cũng là một bài thơ bằng văn xuôi thể hiện rõ nhất những nét tiêu biểu về phong cách đó.

7. Mở bài phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà – Mẫu 7

Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một cây bút có vai trò to lớn trong nền văn học Việt Nam hiện đại, một nghệ sĩ có khái niệm thẩm mỹ khác biệt và suốt đời đi tìm cái đẹp. Một trong những tác phẩm tùy bút xuất sắc của ông chính là Người lái đò sông Đà được in trong tập Sông Đà (1960) trong chuyến đi thực tế tới miền Tây Bắc rộng lớn của Tổ quốc. Tác phẩm cho ta thấy một Nguyễn Tuân với diện mạo mới mẻ, khát khao hòa nhập vào đất trời thiên nhiên, thể hiện tình yêu đất nước và cuộc đời. Nguyễn Tuân muốn qua hình ảnh con sông Đà dữ dằn, hung bạo mà trữ tình, thơ mộng, người lái đò bình dị, giản đơn mà trí dũng tài hoa để ca ngợi vẻ đẹp của thiên và con người Tây Bắc của Tổ quốc. Bài thơ cũng chất chứa trọn vẹn phong cách thơ tài hoa, uyên bác rất độc đáo của Nguyễn Tuân.

Mở bài phân tích hình tượng người lái đò

1. Mở bài phân tích hình tượng người lái đò – Mẫu 1

Tây Bắc đã trở thành vùng đất hứa của thi ca nghệ thuật những năm 58-60 khi miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, các nhà văn nhà thơ đến nơi đây để tìm cho mình những nguồn cảm hứng mới. Như ta từng biết đến Tô Hoài với tập “truyện Tây Bắc” mà nổi bật là truyện ngắn “Vợ Chồng A Phủ” còn Nguyễn Tuân lại thăng hoa trên mảnh đất này với tập “Tùy bút Sông Đà” với linh hồn là bài kí “Người lái đò Sông Đà”. Tùy bút cho người đọc thấy được sự hùng vĩ của thiên nhiên, khung cảnh tuyệt vời của tổ quốc vùng Tây Bắc. Và giữa thiên nhiên bao la rộng lớn của núi rừng ấy, nối bật lên là hình ảnh người lái đò sông Đà can trường, dũng cảm, độc hành đưa con đò mưu sinh chiến đấu với con sông Đà.

2. Mở bài phân tích hình tượng người lái đò – Mẫu 2

Một tác phẩm văn học lớn, có giá trị sống mãi trong lòng người đọc thì tác phẩm đó phải xây dựng được những nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình hội tụ đầy đủ tài năng và tâm huyết của người nghệ sĩ. Nhân vật ông lái đò trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân là một nhân vật như thế.

3. Mở bài phân tích hình tượng người lái đò – Mẫu 3

Nguyễn Tuân là một trong những cây bút tiêu biểu của văn xuôi hiện đại. Mỗi tác phẩm của ông là một bài ca về cái đẹp của cuộc sống, của con người, với tư tưởng, tình cảm gắn bó với đất nước quê hương. Nguyễn Tuân được người đọc đặc biệt chú ý về phong cách nghệ thuật rất riêng và rất độc đáo của ông. Người lái đò Sông Đà, đó là một bài tùy bút, cũng là một bài thơ bằng văn xuôi đã thể hiện được những nét tiêu biểu về phong cách đó.

4. Mở bài phân tích hình tượng người lái đò – Mẫu 4

Bằng ngòi bút độc đáo, uyên bác, tài hoa, cùng lòng yêu thiên nhiên sâu sắc và những khám phá mới mẻ trong chuyến đi trải nghiệm thực tế ngược dòng Tây Bắc, Nguyễn Tuân đã viết nên những trang bút ký đặc sắc, tái hiện một cách độc đáo vẻ đẹp kỳ vĩ, thơ mộng được ví như bản trường ca bất tận rừng già của sông Đà. Song song với hình tượng con sông Đà vừa dữ dội, vừa dịu dàng ấy, là hình ảnh người lái đò sông Đà can trường, dũng cảm, độc hành đưa con đò mưu sinh chiến đấu với con sông Đà vừa hung hiểm vừa xinh đẹp.

5. Mở bài phân tích hình tượng người lái đò – Mẫu 5

Nguyễn Tuân là một cây bút xuất sắc của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. “Người lái đò Sông Đà” trích trong “Tùy bút Sông Đà” (1960). Đây là kết quả chuyến đi thực tế đến với Tây Bắc năm 1958 để kiếm tìm “chất vàng” của thiên nhiên và chất vàng mười trong tâm hồn con người. Đọc tác phẩm, ta bắt gặp hình ảnh Sông Đà với hai nét tính cách hung bạo và trữ tình. Và nổi bật bên hình tượng ấy là người lái đò dũng cảm tài hoa trên sông nước.

6. Mở bài phân tích hình tượng người lái đò – Mẫu 6

Mỗi khi nhắc đến những nhà văn viết tùy bút xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam chúng ta không thể không nhắc tới nhà văn Nguyễn Tuân. Vùng đất Tây Bắc với những núi cao, thác ghềnh hiểm trở đã lôi cuốn ngòi bút của Nguyễn Tuân, để rồi năm 1960 ông xuất bản tập tùy bút Sông Đà trong đó có tùy bút Người lái đò sông Đà . Hình tượng nghệ thuật xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh ông lái đò Lai Châu được nhà văn tiếp cận tài hoa – nghệ sĩ.

Mở bài phân tích hình tượng con Sông Đà

1. Mở bài phân tích hình tượng con Sông Đà – Mẫu 1

Nguyễn Tuân là bậc thầy về ngôn ngữ trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Những tác phẩm của ông viết bằng cái “ngông” và bằng tình yêu tha thiết. “Người lái đò sông Đà” là bài tùy bút lấy cảm hứng từ chuyến đi thực tế. Hình ảnh con sông Đà được nhìn qua lăng kính tâm hồn nghệ sỹ với nhiều vẻ đẹp khác nhau mang lại ấn tượng độc đáo đối với người đọc. Nguyễn Tuân đã rất thành công khi xây dựng hình tượng sông Đà bằng chất liệu ngôn ngữ và tình cảm phong phú.

2. Mở bài phân tích hình tượng con Sông Đà – Mẫu 2

Nguyễn Tuân (1910-1987) là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Với phong cách viết tài hoa uyên bác, Nguyễn Tuân đã có đóng góp to lớn cho nền văn học nước nhà, góp phần đưa thể loại truyện ngắn và tùy bút lên một tầm cao mới. Tiêu biểu cho sang tác của NT là tác phẩm Người lái đò Sông Đà. Thành công nhất ở tác phẩm này là bởi Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công hình tượng con sông Đà với hai tính cách hùng vĩ hung bạo và thơ mộng trữ tình.

3. Mở bài phân tích hình tượng con Sông Đà – Mẫu 3

Nguyễn Tuân (1910 – 1987) là cây bút tài hoa, uyên bác, cả đời say mê tìm kiếm vẻ đẹp của cuộc sống. Ông đặc biệt có sở trường về thể loại tuỳ bút. Một trong những sáng tác tiêu biểu của ông là tùy bút Người lái đò sông Đà. Bên cạnh hình ảnh ông lái đò giản dị mà tài hoa, tác phẩm còn khắc hoạ được vẻ đẹp của con sông Đà trong những góc nhìn khác nhau: có khi hùng tráng, hung bạo, lúc lại trữ tình, duyên dáng nên thơ.

4. Mở bài phân tích hình tượng con Sông Đà – Mẫu 4

Bằng phong cách nghệ thuật độc đáo: uyên bác, tài hoa, không quản nhọc nhằn để cố gắng khai thác kho cảm giác và liên tưởng phong phú, bộn bề nhằm tìm cho ra những chữ nghĩa xác đáng nhất, có khả năng lay động người đọc nhiều nhất, Nguyễn Tuân đã sáng tác được rất nhiều tác phẩm có giá trị lớn, trong đó có sông Đà, một thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà tác giả thu hoạch được trong chuyến đi tới vùng Tây Bắc tổ quốc xa xôi, rộng lớn. Ông đã tìm được cái chất vàng của thiên nhiên cùng thứ vàng mười đã qua thử lửa được thể hiện trong thiên tùy bút “người lái đò Sông Đà” mà con sông Đà với sự hung bạo, trữ tình và thơ mộng của nó đã được tác giả miêu tả thật tài hoa.

5. Mở bài phân tích hình tượng con Sông Đà – Mẫu 5

Nguyễn Tuân là một nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện đại nước ta. Những tác phẩm của ông thường viết bằng ngòi bút khá độc đáo bằng tình yêu dành cho những số phận con người thuộc nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội. Tác phẩm “Người lái đò sông Đà” kể về một người lái đò bình thường nhưng vô cùng anh dũng, có thể chiến thắng thiên nhiên, làm chủ thiên nhiên trong tay lái của mình. Thông qua sự tinh tế trong cách viết của mình Nguyễn Tuân đã miêu tả con sông Đà vô cùng huyền bí, hùng vĩ và nguy hiểm.

6. Mở bài phân tích hình tượng con Sông Đà – Mẫu 6

Người lái đò sông Đà là một trong những tùy bút xuất sắc nhất trong tập tùy bút “Sông Đà” của Nguyễn Tuân, tập tùy bút cũng đánh dấu sự chuyển biến trong tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Tuân so với giai đoạn trước cách mạng. Trong Người lái đò sông Đà không chỉ nổi bật hình ảnh của người lao động kiên cường dũng cảm mà còn nổi bật một thiên nhiên đẹp đẽ, mang trong mình hai vẻ đẹp đối lập là vẻ đẹp hung bạo và vẻ đẹp trữ tình. Hai vẻ đẹp này hòa quyện, tạo nên bức tranh hoàn chỉnh cho dòng sông.

Mở bài cảm nhận hình tượng người lái đò trong cảnh vượt thác

1. Mở bài cảm nhận hình tượng người lái đò trong cảnh vượt thác – Mẫu 1

Đánh giá về Nguyễn Tuân, nhà văn Nguyễn Minh Châu thật có lí khi cho rằng: “Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ”. Nguyễn Tuân luôn tìm mọi cách để kiếm tìm và phát hiện cái mới lạ, độc đáo “xưa nay chưa từng có” trong hành trình sáng tạo. Tuỳ bút Người lái đò Sông Đà là kết quả của hành trình bền bỉ và sáng tạo về vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên và con người Tây Bắc. Bằng sự tài hoa, uyên bác, Nguyễn Tuân đã khắc hoạ một dấu ấn không thể mờ phai về con sông miền Tây Bắc vừa hung bạo vừa trữ tình và nổi lên trên thác dữ là vẻ đẹp của một chiến binh sông nước với “tay lái ra hoa” đã vượt bao trùng vi thạch trận như một người nghệ sĩ trên mặt trận vượt thác leo ghềnh. Điều đó được khắc hoạ thật ấn tượng mang cảm giác thật mãnh liệt qua cảnh vượt thác có một không hai trong Người lái đò sông Đà.

2. Mở bài cảm nhận hình tượng người lái đò trong cảnh vượt thác – Mẫu 2

Người lái đò hiện lên trước hết là một người lao động từng trải, có nhiều kinh nghiệm đò giang, có lòng dũng cảm, gan dạ, mưu trí, nhanh nhẹn và cả sự quyết đoán nữa. Nguyễn Tuân đưa nhân vật của mình vào ngay hoàn cảnh khốc liệt mà ở đó, tất cả những phẩm chất ấy được bộc lộ, nếu không phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. nhà văn gọi đây là cuộc chiến đấu gian lao của người lái đò trên chiến trường sông Đà, trên một quãng thuỷ chiến ở mặt trận sông Đà. Đó chính là cuộc vượt thác đầy nguy hiểm chết người, diễn ra nhiều hồi, nhiều đợt như một trận đánh mà đối phương đã hiện ra diện mạo và tâm địa của kẻ thù số một.

3. Mở bài cảm nhận hình tượng người lái đò trong cảnh vượt thác – Mẫu 3

Một tác phẩm văn học lớn, có giá trị sống mãi trong lòng người đọc thì tác phẩm đó phải xây dựng được những nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, hội tụ đầy đủ tài năng và tâm huyết của người nghệ sĩ. Nhân vật ông lái đò trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân là một nhân vật như thế.

4. Mở bài cảm nhận hình tượng người lái đò trong cảnh vượt thác – Mẫu 4

Nguyễn Tuân nổi tiếng trong đời và trên văn đàn trước hết như một con người của chủ nghĩa “xê dịch” và ưa viết về những chuyện “xê dịch”. Những cái gì gây nên cảm giác mạnh là nguồn sống của văn ông. Ông đến với Sông Đà như đến với một người bạn tương đắc. Sự dữ dội, mãnh liệt và thơ mộng tuyệt vời của nó thu hút ông hết sức mạnh mẽ. Không phải ngẫu nhiên mà ông dốc toàn bộ tài hoa ngôn ngữ của mình ra để tái hiện nó và làm truyền lan đến người đọc niềm thán phục, ngưỡng mộ sâu sắc đối với Sông Đà và người lái đò Sông Đà (cũng là cảnh và người Việt Nam rất đỗi đáng yêu, đáng quý).

Mở bài gián tiếp Người lái đò sông Đà

Mở bài Người lái đò sông Đà gián tiếp – Mẫu 1

Nguyễn Tuân là một trong những gương mặt tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Mỗi tác phẩm của ông là một bài ca về cái đẹp của con người, của cuộc sống với tư tưởng, tình cảm gắn bó quê hương. Nguyễn Tuân được người đọc đặc biệt chú ý về phong cách nghệ thuật rất riêng và rất độc đáo của ông. “Người lái đò Sông Đà”, đó là một bài tùy bút, cũng là một bài thơ bằng văn xuôi thể hiện rõ nhất những nét tiêu biểu về phong cách đó.

Mở bài gián tiếp Người lái đò sông Đà – Mẫu số 2

Tây Bắc là một mảnh đất có nhiều duyên nợ với nhiều nhà văn, nhà thơ. Mỗi nhà văn, nhà thơ lại tái hiện và khắc họa hình ảnh Tây Bắc ở những góc độ khác nhau. Trong đó, Nguyễn Tuân đã khám phá được vẻ đẹp thiên nhiên nơi đây, nhận thấy được “chất vàng 10” trong tâm hồn con người nơi đây. Tùy bút “Người lái đò sông Đà” chính là món quà đầy ý nghĩa mà ông dành cho mảnh đất Tây Bắc.

Mở bài gián tiếp Người lái đò sông Đà – Mẫu số 3

Nguyễn Tuân là bậc thầy về ngôn ngữ trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Những tác phẩm của ông viết bằng cái “ngông” và bằng tình yêu tha thiết. “Người lái đò sông Đà” là bài tùy bút lấy cảm hứng từ chuyến đi thực tế. Hình ảnh con sông Đà được nhìn qua lăng kính tâm hồn nghệ sĩ với nhiều vẻ đẹp khác nhau mang lại ấn tượng độc đáo đối với người đọc. Nguyễn Tuân đã rất thành công khi xây dựng hình tượng sông Đà bằng chất liệu ngôn ngữ và tình cảm phong phú.

Mở bài người lái đò sông đà thơ mộng, trữ tình

Mẫu 1

Nguyễn Tuân là một trong những tác giả văn xuôi đương đại tiêu biểu. Mỗi tác phẩm của ông là một bài ca về vẻ đẹp của cuộc sống. Và Người lái đò sông Đà chính là một tác phẩm như vậy. Tác phẩm mang 2 tính chất tiêu biểu của con sông Đà: hung bạo và trữ tình, thơ mộng. Bằng ngòi bút tài tình của mình Nguyễn Tuân đã biến dòng sông tự nhiên thành dòng sông nghệ thuật, một tạo vật có tâm hồn, nhân cách mà trên hết là vẻ đẹp thơ mộng.

Mẫu 2

Nguyễn Tuân là một con người hết mực tài hoa, uyên bác. Dù chỉ viết văn nhưng ông lại có sự am hiểu nhiều môn nghệ thuật khác: hội họa, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh…Biết vận dụng con mắt nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật khác để tăng cường khả năng quan sát, biểu hiện thế giới của nghệ thuật ngôn từ. Và “Người lái đò Sông Đà” là một tác phẩm đỉnh cao, thể hiện sự tài hoa trong việc sử dụng ngôn từ, cũng như những quan sát tinh tế của Nguyễn Tuân.

Mở bài Người lái đò sông Đà ngắn gọn

Mẫu 1

Nằm trong tập tùy bút Sông Đà, Người lái đò sông Đà là một áng văn chương tuyệt mỹ về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động vùng Tây Bắc. Bằng ngòi bút sắc bén và vốn hiểu biết uyên bác, Nguyễn Tuân đã đưa người đọc trải nghiệm những cảm xúc huyền diệu trước sự hùng vĩ, hiểm trở nhưng cũng không kém phần thơ mộng của sông Đà cùng với vẻ và sự tài ba của người lái đò.

Mẫu 2

Người lái đò sông Đà là thành quả của chuyến đi thực tế của tác giả Nguyễn Tuân đến với vùng Tây Bắc xa xôi và xinh đẹp. Nằm  trong số 15 tùy bút của tập tùy bút Sông Đà, Người lái đò sông Đà chính là một bài ca về vẻ đẹp thiên nhiên đất nước con người lao động vùng Tây Bắc.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của THPT Đông Thụy Anh.

Tác giả: Trường THPT Đông Thụy Anh

Chuyên mục: Giáo Dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!